Phát hiện 1 lớp mới bí ẩn trong sợi tóc con người
Từ trước tới nay, tóc vẫn được cho là cấu tạo gồm 3 lớp: lớp lõi (medulla) ở trung tâm của sợi tóc, lớp giữa (cortex) chiếm thể tích lớn nhất của sợi tóc và chứa chất sắc tố và lớp biểu bì (cuticle) ở ngoài cùng.
Theo tin tức từ Dailymail, trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học sử dụng biện pháp chụp X-quang đã phát hiện lớp trung gian mới ở một mặt cắt ngang của sợi tóc, giữa lớp biểu bì và lớp giữa. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng khám phá ra rằng, lớp mới vừa được phát hiện này dường như cấu tạo từ một dạng protein khác biệt so với những phần khác của thân tóc và dạng protein này thường được tìm thấy phổ biến hơn ở vảy bò sát và lông chim.
Phát hiện mới này có thể làm thay đổi căn bản các cách nhà khoa học nhìn nhận cấu trúc của tóc người.
Tiến sĩ Vesna Stanic đến từ Trung tâm nguồn sáng synchrotron Brazil cho biết, các sợi keratin ở lớp mới dường như khác biệt phần còn lại của sợi tóc.
Trước đó, tóc của con người từng được cho là có cấu tạo chỉ bao gồm một loại protein dạng sợi có tên alpha keratin cũng như một số khoáng chất và lipid nhất định. Do đó, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Stanic đã rất kinh ngạc khi phát hiện sự thiếu vắng một đặc điểm nhiễu xạ then chốt của alpha keratin ở khu vực giữa lớp biểu bì và lớp giữa của một sợi tóc. Dạng nhiễu xạ thu được, thay vào đó, lại tương ứng với beta keratin.
Beta keratin là loại protein dạng sợi, được sắp xếp thành các mảng hoặc bó, thường được tìm thấy trong lông và mỏ chim cũng như móng vuốt và vảy của các loài bò sát.
Nhóm chuyên gia cho rằng, tương tự như ở động vật, beta keratin trong tóc người cũng có thể giữa vai trò cấu trúc, làm tăng sức mạnh của sợi tóc.
Nếu khám phá này của nhóm chuyên gia là chính xác, nó có thể cung cấp thông tin hữu ích giúp các nhà khoa học phát triển các dòng mỹ phẩm chăm sóc tóc mới như dầu gội đầu và dầu xả dưỡng tóc hiệu quả hơn
Tóc và sức khỏe của con người có mối liên hệ đặc biệt. Theo một nghiên cứu của tạp chí Clinical Endocrinology and Metabolism, tóc chứa thông tin về mức độ stress của một người, qua đó chỉ ra họ có đang trong tình trạng nguy hiểm để phát bệnh tim hay không.
Nếu như xét nghiệm máu chỉ tìm thấy hàm lượng hoóc môn stress cortisol ở một thời điểm nhất định, thì việc phân tích sợi tóc sẽ cho thấy xu hướng tích lũy hoóc môn này qua nhiều tháng. Điều đó cho phép các nhà nghiên cứu có cái nhìn tốt hơn về sự dao động hàm lượng cortisol.
Khánh Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Video đang được quan tâm:
[mecloud]fHliVCyeq7[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua