Phong tục đón Giao thừa độc đáo trên thế giới
Brazil
Vào đêm Giao thừa, những người dân địa phương ở Brazil sẽ mặc đồ màu trắng rồi thả trôi những bông hoa và nến trắng xuống biển để tỏ lòng biết ơn Iemanja - nữ thần ban phước lành cho những bà mẹ và trẻ em trong truyền thuyết châu Phi.
Đan Mạch
Ở quốc gia này, những mảnh vỡ được cho là đem lại may mắn. Bởi vậy người dân thường đập vỡ những chiếc bát đĩa đã bị nứt hoặc không sử dụng và thả chúng ở ngay bậc thang trước cửa nhà người thân hay bạn bè để mang lại điều may mắn.
Hy Lạp
Món quà năm mới của người dân Hy Lạp dành cho nhau lại là những hòn đá được tìm thấy trên đường. Hòn đá lớn thì người nhận quà sẽ có một năm giàu có và thịnh vượng.
Hungary
Người dân quốc gia này thường chào đón năm mới bằng cách đốt hình nộm hay còn gọi là vật tế thần mang tên “Jack Straw”. Việc đốt hình nộm này mang ý nghĩa xua tan những điều không may và chào đón may mắn đến trong năm mới.
Ý
Ở Ý, trong đêm giao thừa, không một ai ra đường vì có lệ, hễ chuông đồng hồ đánh xong 12 tiếng, mọi người sẽ vứt hết ra đường phố mọi đồ cũ, bàn ghế hỏng, thậm chí cả giường hỏng. Theo tập tục cũ: nếu nửa đêm giao thừa vứt hết đồ cũ, thì trong năm mới, người ta sẽ tậu được những đồ vật đó còn mới tinh.
Ở Ý còn có một phong tục thú vị xuất phát từ thời Trung Cổ. Đó là người Ý quan niệm rằng, mặc đồ lót màu đỏ vào ngày đầu tiên của năm mới sẽ đem lại may mắn trong cả năm.
Scotland
Đêm trước ngày tết dương lịch, mỗi gia đình người Scotland đều rải một ít tiền vàng ngay trước cửa nhà. Theo phong tục ở đây, rải tiền vàng trước cửa vào trước đêm giao thừa, hôm sau khi năm mới đến, sớm tinh mơ vừa mở cửa liền nhìn thấy ngay tiền vàng sẽ mang lại nhiều tài lộc, ý nghĩa là "nhìn thấy phát tài".
Vào đêm giao thừa, người Scotland tổ chức ngày hội Hogmanay, những người đàn ông diễu hành trên phố và mang theo ngọn đuốc lớn, tung qua hai tay rồi thổi mạnh. Theo quan niệm, những ngọn lửa này sẽ mang lại ánh sáng và sự trong sạch cho năm mới.
Ba Lan
Dịp này, thanh niên Ba Lan thường tụ tập thành hội, kéo đến từng nhà hát vang bài Kolota. Đi đầu đoàn thanh niên vui vẻ ấy bao giờ cũng là một chàng trai mặt bôi đen, tay cầm đàn, những người theo sau thì hoá trang thành động vật, thánh thần và ma quỷ. Nhiều nơi còn giữ tục lệ: các cô gái cầm gậy gõ vào những ngôi nhà mình gặp để xua đuổi mọi điều xấu xa, rủi ro.
Ecuador
Người dân quốc gia này lại làm hình nộm để đốt chúng. Truyền thống này được cho là phá hủy tất cả những điều tồi tệ trong năm cũ và hướng tới năm mới sáng sủa, tốt đẹp hơn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Tết Nguyên đán 2018: Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Hà Nội
- Lễ đón giao thừa hoành tráng của các nước trên thế giới
- Những khoảnh khắc yêu thương trong đêm giao thừa không có pháo hoa
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua