Phụ huynh bức xúc đề nghị chính phủ xóa ban đại diện cha mẹ học sinh
Ngày 21.9, do bức xúc trước việc ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp con mình đang học gửi thư ngỏ lấy ý kiến về việc thay lót sàn gỗ với mức chia bình quân là 400.000 đồng/học sinh, ông Võ Quốc Bình, phụ huynh học sinh tại một trường tại quận trung tâm thành phố cho biết đã viết đơn gửi Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân của Văn phòng Chính phủ đề nghị xóa bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ảnh minh họa
Ông Bình cho biết, trong đơn ông có đề cập đến những nội dung như:
Thay vì mục đích của hội phụ huynh vốn là kết nối, chia sẻ, liên lạc để nắm bắt thông tin nhằm hỗ trợ nhà trường trong việc giáo dục học sinh, liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, thì hội này tìm mọi cách để lách quy định, để tận thu. Vả lại, đâu phải phụ huynh nào cũng dư dả, cũng có tiền chạy theo, họ vì sĩ diện, vì lo cho con không đúng cách mà cứ bám lấy và cứ phải chịu đựng... Tôi nghĩ, không cần phải cải cách chi đâu cao xa mà cần làm tốt công tác quản lý trong ngành giáo dục, sự nghiệp trồng người mà, môi trường giáo dục phải minh bạch, rõ ràng, và giáo dục càng phải có kỷ luật, phải thượng tôn pháp luật chứ không phải nghĩ ra nhiều cách để lách luật.
Cứ đến dịp đầu năm học, lại rộ lên các thông tin về những khoản phụ thu, tận thu ở trường học như một sự mặc định, như luật bất thành văn, dù các khoản ấy có thể từ trên trời rơi xuống, có thể phi lý rất hiển nhiên... nhưng vẫn tồn tại rất tự nhiên mà không gặp sự phản ứng nào. Nhà trường không được thu các khoản ngoài quy định, mà tất cả sẽ được đẩy cho Hội PHHS vận động đóng góp, gọi là đóng góp trên tinh thần tự nguyện nhưng chẳng khác nào hình thức bắt buộc, từ việc lớn đến việc nhỏ, từ chăm lo cho thầy cô giáo, quỹ lớp, nhà vệ sinh, máy lạnh, bàn ghế, thiết bị giáo dục, sách vở, ngoại khóa, hay đến các hợp đồng bảo hiểm, đồng phục... tất tần tật như từ cây kim đến sợi chỉ... thì Hội PHHS đều đứng ra vận động đóng góp kiểu như vậy.
Hằng năm, cứ như "đến hẹn lại lên" vào mỗi mùa khai giảng năm học mới là những vẫn đề về các khoản phụ thu và hình thức thu ở trường học lại nóng lên, gây rất nhiều tranh cãi và những nhận xét phản cảm về ngành giáo dục nước nhà, nhiều khoản thu được hô hào vận động là tự nguyện nhưng thực chất là bắt buộc... Các khoản thu này thường các phụ huynh chỉ ký tên vào chứ không có biên nhận, biên lai. Đa phần các phụ huynh đều xuề xòa cho qua và đóng góp vì muốn tốt cho con mình và vì sĩ diện cá nhân. Nhưng thử hỏi, môi trường như vậy có tốt chăng? Đã đến lúc, nền giáo dục nước nhà cần phải cải cách thực sự, bắt nguồn từ việc xóa bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thiếu giáo viên, trường nhờ phụ huynh đứng lớp
- Thu đầu năm cả trăm triệu, phụ huynh bức xúc than trời
- Hà Nội: Hi hữu việc Hiệu trưởng trả phụ huynh 520 triệu tiền lạm thu
- Lạm thu: Nhiều trường đem phụ huynh ra làm 'lá chắn'?
- Đi họp phụ huynh... chủ yếu là để đóng tiền?
- Phụ huynh chậm đóng học phí, trường 'giam lỏng' học sinh tại lớp
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua