Phụ huynh cần trang bị kỹ năng giải quyết bất hòa giữa con cái
Nào là chuyện lấy đồ chơi của nhau, phá bĩnh nhau và còn nhiều chuyện đụng chạm khác. Mỗi lần như vậy, cả hai vợ chồng phải thay phiên nhau để giải quyết những tranh chấp của bọn trẻ. Thế nhưng, không phải lúc nào mọi việc cũng được dàn xếp ổn thỏa, bởi vì bênh đứa này thì mất lòng đứa kia, hoặc khen đứa này thì khiến đứa còn lại cảm thấy tủi thân, khiến họ càng khó xử hơn.
Cũng vì chuyện này mà không ít lần, giữa vợ chồng họ xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi nhau khi con cái xảy ra bất hòa. Khi có sự đối nghịch xảy ra, đó là dấu hiệu cho thấy có những vấn đề nào đó đang tồn tại. Bên cạnh đó, sự đối nghịch giữa con cái trong gia đình cũng nói lên các vấn đề căng thẳng của một cuộc hôn nhân.
Những gì xảy ra là do con trẻ mô phỏng lại điều cha mẹ chúng đã làm, chẳng hạn cãi vã nhau hoặc là trẻ đang nhiễm sự căng thẳng và thể hiện qua hành vi cho dù mâu thuẫn của cha mẹ chỉ tồn tại ở dạng cảm xúc. Vậy đâu là nguyên cớ dẫn đến sự đối nghịch, căng thẳng trong quan hệ giữa bọn trẻ của một gia đình và cha mẹ nên giải quyết thế nào?
Không tạo sự canh tranh giữa con cái với nhau
Nếu bạn không ngừng nói hay khen ngợi về một trẻ nào trong số chúng thì cũng có nghĩa là bạn đang tạo ra sự cạnh tranh giữa những đứa trẻ. Hơn nữa, bạn đang áp đặt con cái vào vai trò này hay vai trò khác mặc cho chúng có thích hay không. Một khi tháo bỏ những điều này, bạn đang tạo cho những trẻ khác, không được thông minh hơn, cơ hội để tỏa sáng dù cho trẻ không phải là người nổi bật.
Điều quan trọng là cha mẹ cần hoan nghênh những phẩm chất tích cực như tinh thần đồng đội, sự kiên trì và lòng tử tế. Như thế, bọn trẻ mới có thể cổ vũ cho nhau thay vì cạnh tranh nhau để giành lấy sự chấp nhận của cha mẹ.
Đừng phớt lờ con trẻ
Nếu như một đứa trẻ liên tục cảm thấy cha mẹ phớt lờ những phàn nàn về việc anh, chị em của nó hay quấy phá đồ đạc của mình, trẻ có khuynh hướng bỏ cuộc hay chán nản, hoặc sẽ tự mình giải quyết và làm gia tăng sự căng thẳng. Các rắc rối cần được giải quyết để chúng không liên tục trở thành nguyên nhân gây mâu thuẫn. Nhưng mối bận tâm lớn nhất là khi vấn đề không được nhận diện, khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, rằng mình không quan trọng, không có tiếng nói. Để giải quyết tình trạng đối nghịch này, cha mẹ phải biết lắng nghe con trẻ, không nên lờ đi thực trạng mà cần có hành động quyết đoán.
Để trẻ có vị trí riêng trong gia đình
Mỗi đứa trẻ cần có vị trí riêng của mình trong cấu trúc gia đình. Trong quá trình trưởng thành, trẻ cần nhận biết vị trí của mình và trách nhiệm nhiều hơn cũng đi cùng với những thay đổi và lợi ích. Không xác lập được trách nhiệm và vị trí thì trẻ không có gì để ước ao, không có con đường nào để tận dụng những kỹ năng và sự chín chắn mà chúng đạt được. Khi đó, những đứa trẻ sẽ tranh đua để giành lấy sự chú ý từ cha mẹ. Và khi mà trật tự yếu ớt kia dường như gắn với sự thiên vị của cha mẹ thì tình hình càng tệ hơn.
Dạy cho con cách giữ bình tĩnh, và tạm đứng ngoài những cuộc cãi vã
Khi dạy cho trẻ cách giữ bình tĩnh, và dĩ nhiên, kèm theo đó là cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa thuận. hãy chỉ cho trẻ biết cách chờ đến lượt của mình, cách bày tỏ cảm xúc và kiểm soát cơn nóng giận, chẳng hạn, đếm từ một đến mười và hít thở sâu. Nếu bạn nghe thấy trẻ đang bất đồng và tranh cãi, hãy phớt lờ và tiếp tục công việc của mình. Bạn cần tạo cho trẻ cơ hội để tự giải quyết những mâu thuẫn.
Can thiệp đúng lúc và tìm cách giảng hòa
Nếu trẻ không thể tự dàn xếp hoặc nếu cuộc chiến cứ tiếp tục leo thang, đó là lúc bạn có thể bước vào. Lắng nghe tất cả và khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc bằng cách nói “Con cảm thấy…”. Sau đó, đừng vội buộc tội hay chia phe mà hãy yêu cầu trẻ đề ra giải pháp. Nếu bọn trẻ không thể đưa ra cách giải quyết khả thi, cha mẹ có thể đề nghị và giúp trẻ đi đến một thỏa thuận. Cha mẹ hãy giảng hòa nếu trẻ vẫn không chịu đồng ý với giải pháp bạn đưa ra bằng những câu đại loại như: “Hoặc là các con thay phiên nhau sử dụng đồ chơi, hoặc là ba/mẹ sẽ cất đi và cả ngày các con không được chơi nữa”
Kiến thức gia đình số 48
- Nguyên tắc vàng giúp con cao lớn, khỏe mạnh như các tuyển thủ trẻ
- Rơi nước mắt hình ảnh Duy Mạnh cắm cờ trên tuyết, cúi chào Quốc kỳ sau chung kết
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua