Phụ huynh Hà Nội lên kế hoạch ứng phó khi rét đậm
Dù trời rét nhưng con đến trường, phụ huynh mới yên tâm đi làm. Ảnh minh họa
Chủ động để không bị “lụt trong đống nợ”
Sáng nay, vừa xem thông tin nhiệt độ Hà Nội 12 độ, chị Phạm Khánh Mai (Pháp Vân, Hà Nội) “mừng như vớ được vàng”. Không mừng sao được khi 2 ngày qua, con trai chị, bé Bon (trường mầm non Kim Liên) nghỉ học khiến mọi kế hoạch của chị đảo lộn. Ở nhà trông con mà lòng chị sốt xình xịch không yên với công việc ở cơ quan.
Chị vốn là biên tập viên của một kênh truyền thanh, một ngày phụ trách nhiều chương trình, trong đó có cả chương trình phát trực tiếp. Thế nên, việc nghỉ làm không có kế hoạch trước khiến chị vô cùng bị động.
Chồng chị thì không thể nghỉ làm để trông con. Chị đành ở nhà và cầu cứu đến các đồng nghiệp giúp đỡ. Cả ngày ở nhà nhưng chị xoay như chong chóng vì hết cuộc điện thoại nọ đến cuộc điện thoại kia. Không chỉ nhờ người sản xuất bài, chị phải gọi điện để điều phối chương trình với bên kỹ thuật, MC, các chuyên gia… Thế nhưng, không phải nhờ ai cũng thuận lợi. Có MC cũng phải nghỉ ở nhà trông con giống chị, có chuyên gia bận việc đột xuất… khiến chị phải cầu cứu khắp nơi.
Nghỉ ở nhà 2 ngày, việc đã dồn lên. Bởi, chị cầu trời khấn phật cho nhiệt độ nhích lên để có thể đi làm. Thế nên, vừa nghe tin Hà Nội 12 độ, chị mừng quýnh. Các gia đình khác có ông bà, người giúp việc thì trời rét căm căm thế này có thể để con ở nhà nhưng chị vẫn mặc thật ấm cho con đến trường. Quãng đường 6-7 km từ nhà đến trường khiến chị thương con đến đứt ruột, thế nhưng chị tự nhủ, con chỉ bị lạnh trên đường đi thôi, vào lớp là sẽ ấm. Còn hơn để con ở nhà, chị sẽ lụt trong “đống nợ” mà Tết thì sắp cận kề.
Vậy mà, nghe tin tuần tới, rét đậm rét hại lại tiếp tục đến, lòng chị lại rối bời. Dù sao, biết tin trước thế này, chị sẽ chủ động sắp xếp chứ không bị động như 2 ngày vừa qua. Chị xác định, trong 2 ngày này sẽ làm ngày làm đêm để trả nợ bài cho đồng nghiệp. Những ngày tới, chị cũng sẽ “cày” bài trước, sản xuất chương trình trước để có “lương khô".
Chị hô hào các đồng nghiệp trong cơ quan chủ động kế hoạch của mình để có thể hỗ trợ nhau khi con nghỉ vào những ngày rét đậm. Chị tự nhủ, dù sao vẫn còn may mắn khi công việc có thể đổi với đồng nghiệp, được đồng nghiệp hỗ trợ. Với nhiều người, khi con nghỉ học, không biết các bố mẹ khác xoay sở thế nào.
Cha mẹ cần chủ động lên kế hoạch để đối phó với việc con được nghỉ khi rét đậm. Ảnh minh họa
Lên kế hoạch chống rét đậm
Cũng có con học mẫu giáo nên 2 ngày con được nghỉ vừa qua chị Hoàng Hiền Thu (Võ Thị Sáu, Hà Nội) đã phải yêu cầu chồng cùng hỗ trợ. Chị làm ngân hàng, sếp chỉ đồng ý cho nghỉ 1 ngày, bởi phải thay cho các đồng nghiệp khác. Thế nên, chồng chị, dù bận đi giao hàng những ngày sát Tết cũng phải hy sinh công việc để ở nhà trông con. Vậy nhưng, chị đi làm cũng không yên khi chồng chị liên tục gọi điện cằn nhằn việc con khóc, con không ăn, con không chịu ngủ. Tối về thì chồng mặt nặng mày nhẹ bảo stress, mệt mỏi, bị khách hàng gọi điện trách ầm ầm. Không dám cáu với chồng nhưng chị nghĩ: "Cứ như con của mỗi mẹ ấy", "Bố chăm con mà cứ như trời sập đến nơi".
Vậy nên, khi biết thông tin tuần tới trời còn rét thêm, khả năng việc trẻ mầm non, tiểu học tiếp tục nghỉ học là rất lớn, chị Thu đã nghĩ ngay đến việc gửi con về quê nhờ ông bà. “Em vừa đặt xe để cuối tuần này đưa con về quê, gửi con cho ông bà đến Tết luôn. Chỉ như thế thì đi làm mới yên tâm. Đi làm mà cứ phải canh thời tiết thì cũng khổ, hơn nữa bảo chồng trông con thêm một hôm thì có khi vợ chồng… đánh nhau. Gần Tết rồi, công việc của ai cũng bận, cũng stress. Việc chủ động lên kế hoạch trước thì ai cũng được việc, trẻ con cũng đỡ khổ”, chị Thu cho biết.
Nguồn; Gia đình Việt Nam
- Nghỉ học kéo dài do rét đậm: Hà Nội sẽ học bù như thế nào?
- Con nghỉ học vì rét đậm, nhiều phụ huynh lo ngay ngáy
- Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, Hà Nội rét đậm rét hại
- Bắc bộ sáng có mưa, trời rét đậm, rét hại, vùng núi cao dưới 3 độ C
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua