Phụ huynh, học sinh đứng ngồi không yên khi lớp học quá tải
Chạy đua cùng còn
Sau khi tựu trường, nhiều ngày nay, chị Phương Anh có hai con gái học ở trường Tiểu học Tiên Dương (Đông Anh, Hà Nội) tỏ ra bất an, mất ăn, mất ngủ khi phụ huynh truyền tai nhau từ năm học 2017-2018, học sinh sẽ học tăng ca vào thứ bảy do thiếu lớp học.
Nhiều quận ở Hà Nội quá tải vì thiếu lớp học, do mức độ đô thị hóa quá nhanh. Ảnh Hải Nam
Chị Phương Anh cho biết: “Năm ngoái, sĩ số lớp con gái út của chị là 52 học sinh, trong khi đó đúng chuẩn sĩ số là 35- 40 học sinh. Điều này gây quá tải, việc dạy và học sẽ không còn hiệu quả . Rồi đến năm nay, nghe thông tin là các con sẽ phải học cả thứ bảy, giãn các ca học trong tuần để nhường phòng học cho các lớp khác. Lịch học như thế thì các con nghỉ vào lúc nào, chưa kể sinh hoạt gia đình sẽ bị xáo trộn”.
Trao đổi với báo chí về vấn đề trên, bà Nguyễn Thị Oanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dương cho biết: “Sẽ không có chuyện học sinh phải học vào thứ bảy”.
“Hiện trường đang lên kế hoạch dồn lớp các khối trên để nhường phòng học cho các em khối lớp 1 mới vào. Kế hoạch cụ thể dồn bao nhiêu lớp thì chúng tôi vẫn đang phân bổ. Phụ huynh yên tâm là trường sẽ không tổ chức học vào thứ bảy, tránh xáo trộn cho cả gia đình và nhà trường”, bà Oanh khẳng định.
Phụ huynh lo lắng
Đầu năm học, nỗi lo quá tải phòng học khiến cho nhiều phụ huynh đứng ngồi không yên. Nhiều phụ huynh đang có ý định chuyển trường trái tuyến, chấp nhận cho con đi học xa hơn để không còn cảnh con phải ngồi chen chúc.
Nhiều phụ huynh lo lắng, đứng ngồi không yên và đang tính bài chạy trường trái tuyến cho con. Ảnh Hải Nam
Có con năm nay học lớp 1, chị Nguyễn Thị Ngần lo lắng chia sẻ: “Một lớp chen nhau 50 - 60 cháu, thở còn khó nữa nói gì là học! Tôi thà chấp nhận đưa con đi học xa một chút, thậm chí mất tiền để “chạy” trái tuyến, còn hơn là để con phải khổ!”.
Được biết, phường Hoàng Liệt là một trong những điểm “nóng” của tình trạng quá tải lớp học ở cả cấp học mẫu giáo và mầm non. Ngoài ra, hiện nay nhiều quận ở Hà Nội đang rơi vào tình trạng thiếu lớp học, sĩ số lớp học vượt quá rất nhiều so với sĩ số chuẩn mà Sở GD-ĐT Hà Nội quy định. Nguyên nhân của sự tăng mạnh như vậy là do các quận nội thành, nhất là các khu vực có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh.
Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, sĩ số chuẩn của bậc tiểu học là 35-40 học sinh/lớp. Từ năm 2011 đến năm nay, thành phố đã hoàn thành 16 dự án khu đô thị, trong đó có nhiều khu đô thị mới, trung bình mỗi khu có hàng chục nghìn người dân sinh sống, chưa kể hơn 800.000m2 nhà ở xã hội, 285.000 m2 nhà ở dành cho người có thu nhập thấp cũng khiến cho dân số Hà Nội tăng nhanh.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Trẻ nhỏ Hà Nội chen chúc trong lớp học đến bao giờ?
- Mẹ bồng con đến lớp học thạc sĩ
- Cô giáo Hưng Yên đưa lớp học xuyên lục địa về trường làng
- "Đột nhập" một lớp học giới tính cho trẻ nhỏ với quần lót, bao cao su, băng vệ sinh
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua