Phụ huynh phát hoảng với sách dạy trẻ làm thí nghiệm phát nổ
Ngày 20/4, nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng trên mạng xã hội khi phát hiện sách Khoa học vui - Nhà hoá học tí hon hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Sách của Nhà xuất bản Mỹ thuật, do công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Tân Việt giữ bản quyền xuất bản và phát hành.
Hai trang sách thí nghiệm vui số 5 "Phóng tên lửa" và số 7 "Núi lửa phun trào" đều hướng dẫn dùng chất Natri (ký hiệu hóa học Na) để tạo phản ứng.
Trong bài về núi lửa, sách hướng dẫn sau khi dùng đất nặn tạo hình ngọn núi lửa, đổ vào miệng núi lửa hai thìa Natri. Tiếp đó, các em sẽ làm dung nham bằng cách hoà vào trong cốc một chút giấm, một chút bột màu đỏ và vài giọt chất tẩy. Cuối cùng, các em sẽ đổ từ từ dung dịch vào miệng núi lửa, dung dịch sẽ sôi lên và quá trình phun trào dung nham của núi lửa diễn ra.
"Theo tôi hiểu phải dùng chất Natri hiđrocarbonat mới đúng vì chất này gặp nước chỉ sủi bọt nhẹ, còn cho đến vài thìa Natri vào nước sẽ gây ra vụ cháy nổ. Không hiểu sao sách dạy trẻ làm một thí nghiệm nguy hiểm như vậy", một phụ huynh chia sẻ.
Trang sách thí nghiệm núi lưa phun trào hướng dẫn trẻ đổ vào miệng núi lửa 2 thìa Natri. Ảnh: P.H
Thạc sĩ hóa học Phùng Quán (trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP HCM) cho biết, Natri và Natri hidrocarbonat (NaHCO3) là khác nhau.
Natri hidrocarbonat khi đổ vào nước chỉ sủi bọt nhẹ và tạo hình ảnh tương tự như hiện tượng núi lửa phun trào nham thạch. Đây là chất phổ biến trong lĩnh vực hóa, sử dụng rộng rãi trong thực phẩm nên có nhiều tên gọi như natri bicarb, bicarb soda hoặc chỉ đơn giản là bicarb.
Trong khi đó, Natri khi gặp nước sẽ phản ứng mạnh dễ dẫn đến cháy nổ nên người ta thường bảo quản chất rất cẩn thận. "Trong những thí nghiệm này, sách hướng dẫn dùng đến hai thìa Natri là một lượng không nhỏ, có thể gây cháy nổ phá huỷ cả căn nhà", ông Quán cho biết.
Sau khi xem xong những trang trên, ông Nguyễn Đình Độ (Hiệu phó trường THPT Thành Nhân, TP HCM) tỏ ra lo lắng vì những hướng dẫn này sẽ gây ra hậu quả rất lớn cho học sinh như phỏng, thương tích.
Ông cho biết, phòng thí nghiệm hóa ở các trường thường cho học sinh làm thí nghiệm bỏ Natri vào nước để chứng minh tính chất phản ứng mãnh liệt với nước của chất này. "Tuy nhiên, giáo viên luôn dặn kỹ học trò là cẩn thận với thí nghiệm, lượng Natri cho vào nước chỉ bằng hạt gạo", ông Độ nhấn mạnh.
Chiều cùng ngày, đại diện công ty Tân Việt khẳng định phản ánh của phụ huynh về hai thí nghiệm trong sách trên là đúng. Đây là lỗi trong dịch thuật khi nhầm lẫn giữa Natri và Natri hidrocarbonat. Đơn vị này đã ra quyết định thu hồi ấn phẩm trên.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Hàng triệu trẻ em đã thoát khỏi nạn bắt cóc vì được cha mẹ dạy cho điều này
- Cảnh báo phao tay tập bơi của trẻ em có chất gây ung thư
- Đài TH Tây Ninh chiếu phim có hình ảnh gợi dục ảnh hưởng trẻ em
- Những dấu hiệu nhận biết sớm ung thư ở trẻ em để kịp thời điều trị
- Dạy con kiểu Nhật: Vì sao trẻ em Nhật lại bình tĩnh đến thế?
- Câu chuyện sinh ra từ nách là không thành thật với trẻ em và chính mình
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua