Phụ huynh Việt Nam đứng thứ hai thế giới về giúp con làm bài tập
The Economist ngày 18/4 dẫn lại báo cáo mới của tổ chức giáo dục Varkey Foundation, thể hiện tương quan về thời gian phụ huynh các nước bỏ ra cho việc học của con, được hiểu là đọc sách cho con hoặc giúp làm bài tập về nhà. Kết quả công bố tháng 12/2017 cho thấy Ấn Độ xếp thứ nhất, Việt Nam xếp thứ hai trong cuộc chạy đua này.
Khảo sát 27.000 phụ huynh ở 29 quốc gia, Varkey Foundation phát hiện cha mẹ ở những nền kinh tế đang phát triển dành nhiều thời gian giúp con làm bài hơn phụ huynh ở những nền kinh tế thịnh vượng.
Tại Ấn Độ, phụ huynh dành trung bình 12 tiếng mỗi tuần cho việc này, nhiều hơn 5 tiếng so với mức trung bình toàn cầu. Hầu như không ai nói rằng họ không hề giúp đỡ con. Trong khi đó, khoảng thời gian phụ huynh Việt Nam sử dụng để đốc thúc việc học của con là 10 tiếng mỗi tuần.
Điều này hoàn toàn trái ngược với các bậc cha mẹ ở Phần Lan và Nhật Bản, khi họ chỉ bỏ ra khoảng 3 tiếng mỗi tuần. Chỉ 5% phụ huynh Phần Lan được khảo sát dành ít nhất 7 tiếng giúp con làm bài tập về nhà, và 31% nói rằng họ không hề bỏ ra chút thời gian nào.
Sự quan tâm hay cảm giác áy náy của phụ huynh cũng khác nhau ở các nước. Khảo sát đặt câu hỏi liệu phụ huynh có cảm giác đã dành thời gian thích hợp cho con hay chưa? Phần lớn phụ huynh ở Ấn Độ và Việt Nam cảm thấy thời gian bỏ ra cho con là đúng đắn. Ở Uganda, Peru, Malaysia và Brazil, hơn 40% lo ngại chưa đủ, dù cao hơn mức trung bình toàn cầu.
11% phụ huynh Pháp dành trên 7 giờ để giúp con học hành. Tuy nhiên, chỉ 22% trên tổng số cảm thấy bỏ ra quá ít thời gian.
Lý do để phụ huynh không giúp đỡ con rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là không có thời gian. Hơn một nửa phụ huynh nói rằng quá bận rộn.
Ngoài ra, phụ huynh cũng bị cản trở bởi vốn hiểu biết của chính mình. Khoảng một nửa phụ huynh Trung Quốc lo lắng không đủ kiến thức về các môn học, so với mức trung bình 29% của thế giới.
Một nguyên nhân tích cực hơn là đôi khi trẻ không muốn bố mẹ giúp đỡ. 44% phụ huynh Phần Lan đã phản ánh điều này, và đây là tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia được khảo sát. Thực tế, Phần Lan thuộc 10 quốc gia đứng đầu trong các bài kiểm tra quốc tế.
Varkey Foundation do doanh nhân Ấn Độ Sunny Varkey sáng lập năm 2010, thuộc tập đoàn giáo dục GEMS, đơn vị hợp tác với nhiều tổ chức lớn trên toàn cầu bao gồm UNESCO, UNICEF và Sáng kiến Toàn cầu Clinton (CGI). Năm 2014, tổ chức này phát động giải thưởng Giáo viên Toàn cầu nhằm chọn ra giáo viên xuất sắc nhất thế giới mỗi năm để trao giải trị giá 1 triệu USD.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 5 nên 3 tránh - phụ huynh cần làm cho con khi đến mùa thi
- Hà Nội: Thầy giáo Tiểu học bị phụ huynh tố dâm ô 9 học sinh lớp 3
- 7 nguyên tắc phụ huynh cần lưu ý khi dạy con
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua