"Phuc Dat Bich" thừa nhận mình đã chơi khăm cộng đồng mạng
Theo tin tức từ trang SBS News, một người đàn ông "gốc Việt" có tài khoản Facebook tên là Phuc Dat Bich đã đưa tin mình bị Facebook khóa tài khoản vì cái tên của anh khá giống với một từ "chửi bậy" của tiếng Anh, là "giả mạo" và là một "trò đùa".
Joe Car là tên thật của anh chàng này. Trong lần trao đổi thông tin gần đây, anh chàng này đã thừa nhận mình đưa những thông tin sai lệch và đã chơi khăm cộng đồng mạng.
Để xác nhận thông tin, phóng viên Biwa Kwan đã nhắn vào tài khoản của Phuc Dat Bich với nội dung cho biết tên của anh ta không có trong hồ sơ nhân khẩu tại Úc, hình ảnh passport mà Phuc Dat Bich gửi cho Facebook là giả và SBS Radio Việt Nam cho rằng, họ "Bích" không tồn tại ở Việt Nam.
"Chúng tôi sẽ đăng bài viết này, nhưng chúng tôi muốn cho bạn một cơ hội để kể rõ câu chuyện", Biwa Kwan viết.
Tiếp đó, trong bài viết mới của mình, "Phuc Dat Bich" đã khẳng định "đây chỉ là một trò đùa"
"Bạn còn nhớ câu chuyện của tôi không?
Hãy tưởng tượng một chàng trai tinh quái sống trong thế kỷ 21 - thời công nghệ ở ngay trên các đầu ngón tay.
Tôi thấy thật sự không cần thiết phải công bố tên gọi thật sự của mình trên các mạng xã hội. Người dùng nên có quyền chọn tên gì họ muốn. Facebook nên hiểu rằng họ không thể hoàn toàn hợp pháp hóa (bắt dùng tên thật) trên một nền tảng vốn luôn có những kẻ lừa đảo và những người thích đùa.
Khởi đầu từ một câu chuyện đùa giữa những người bạn với nhau, sau đó nó trở thành câu chuyện hài trên khắp các phương tiện truyền thông. Qua sự việc này, tôi kết luận rằng không nên tin tưởng giới truyền thông. Tôi chỉ muốn những người đang đọc bài viết này xem lại những gì được đưa lên trên báo chí. Nó cho thấy một người bình thường như tôi cũng có thể dễ dàng đánh lừa các tờ báo lớn".
Trước đó, Joe Car đã dùng tên Phuc Dat Bich (phát âm theo tiếng Anh là một cụm từ thô tục) khi dùng Facebook. Đội ngũ vận hành Facebook tại Úc đã phát hiện ra sự bất ổn này và thông báo cho Joe cung cấp tên thật.
Joe Car mang câu chuyện này lên Facebook và nhận được hơn 150.000 lượt thích, 80.000 lượt chia sẻ. Hàng loạt các hãng tin như BBC, Sydney Morning Herald, Fox News, The Daily Telegraph đều đăng lại thông tin này, vô tình cổ xuý cho cách làm lừa dối của chàng trai này.
Vụ việc này không phải lần đầu mạng xã hội lớn nhất thế giới tỏ ra mẫn cảm với những cái tên có ý nghĩa xấu nếu phiên âm theo tiếng Anh. Những cái tên như Fuq Yu Meen, Sum Ting Wong bị hiểu lầm là "F*ck you man", Something Wrong" và đều không được khuyến khích sử dụng.
Facebook đang thử nghiệm một số chính sách mới để nới lỏng quy định dùng tên thật để người dùng cảm thấy thoải mái hơn hoặc dùng trong những trường hợp mà tên thật sẽ gây trở ngại cho người dùng trước thế giới ảo.
Khánh Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
[mecloud]CgEYNlxgiL[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua