Quảng Ninh: Phẫu thuật cứu sản phụ bị nhau cài răng lược hiếm gặp
Ngày 16/6, bác sĩ Trần Thị Minh Lý, Phó Gám đốc BV Sản-Nhi Quảng Ninh cho biết, BV vừa phẫu thuật cấp cứu mổ lấy thai và cắt tử cung cho sản phụ Đinh Thị C. (37 tuổi, phường Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh).
Chị C. nhập viện ngày 2/6 trong tình trạng thai lần 2, thai 31 tuần, rỉ ối, mệt mỏi… có tiền sử nạo thai. Các bác sĩ đã điều trị tích cực bằng kháng sinh phòng nhiễm khuẩn, truyền dịch, chỉ định dùng thuốc cắt cơn co tử cung.
Đến ngày 15/6, thai phụ vỡ ối hoàn toàn, tiên lượng đẻ thường khó. BV đã hội chẩn và chỉ định mổ cấp cứu. Các bác sĩ đã lấy ra bé gái nặng 1,9kg, khóc tốt.
Tuy nhiên, khi tiến hành lấy nhau thai, các bác sĩ phát hiện nhau không bong, kiểm tra thấy toàn bộ bánh nhau cài răng lược vị trí góc tử cung trái tạo thành khối to, rất nhiều mạch máu tăng sinh.
Các bác sĩ tiến hành ca phẫu thuật.
Sau khi giải thích cho gia đình, kíp mổ tiến hành cắt toàn bộ góc tử cung trái kèm theo cả bánh rau, khâu phục hồi cơ tử cung. Sau 2 giờ phẫu thuật, ca mỗ đã thành công, cả mẹ và bé đều an toàn, sau mổ bệnh nhân ổn định.
Theo bác sĩ Lý, đây là 1 trường hợp hiếm có, vị trí nhau bám tai góc tử cung nên siêu âm khó phát hiện.
Bác sĩ Lý cho biết, nhau cài răng lược là sự bám bất thường hoặc xâm lấn một phần hay toàn bộ bánh nhau vào lớp cơ tử cung.
Nhau cài răng lược có thể gây các biến chứng như: Băng huyết sau sinh phải truyền máu, đe dọa đến tính mạng sản phụ; sót nhau gây nhiễm trùng sau sinh; sinh non do chảy máu nhiều, phải cắt tử cung để bảo tồn tính mạng; nếu nhau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ 1 phần bàng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được; gây hậu quả nặng nề như dò bang quang, âm đạo, trực tràng…
Những phụ nữ có nguy cơ bị nhau cài răng lược thường là người có tiền sử mổ lấy thai; tiền căn bóc nhân xơ tử cung, u xơ tử cung dưới niêm mạc, dính buồng tử cung và những người đã đẻ nhiều lần.
Nhau cài răng lược là bệnh khó chẩn đoán trước sinh, là nguyên nhân gây mất máu gây tử vong trong và sau mổ, gây nhiếm trùng hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ.
Vì vậy, việc chẩn đoán và xử trí cần phải rất thận trọng. Việc phẫu thuật chỉ nên thực hiện ở các bệnh viện có đủ điều kiện, với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa và cần có các phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm.
Để phòng tránh nhau cài răng lược, chị em cần theo dõi thai định kì và hạn chế nạo phá thai.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sản phụ vỡ tử cung, thai nhi chui vào ổ bụng mẹ
- 7 thực phẩm giúp tử cung co giãn tốt nhất cho thai nhi tăng trưởng
- Các ca sinh non có hy vọng tốt nhờ tử cung nhân tạo
- Rau thai đâm xuyên vết mổ cũ vỡ tử cung, sản phụ suýt mất mạng
- 6 loại thực phẩm giúp chị em tránh xa bệnh ung thư cổ tử cung
- Những điều về cổ tử cung phụ nữ chị em nên biết
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua