Dòng sự kiện:

Quinvaxem và Pentaxim, loại nào an toàn hơn cho bé?

02:00 27/12/2015
Quinvaxem và Pentaxim là hai loại vacxin dành cho bé từ 6 tuần tuổi đến trước 5 tuổi. Bé nên được chích mũi Quinvaxem hoặc Pentaxim 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 tháng trước 1 tuổi và có thể bắt đầu chích từ khi bé 6 tuần tuổi. Mũi chích thứ 4 nên chích sau khi bé được 1 tuổi, vào khoảng 13 tháng, trễ nhất là 24 tháng.

 

 

 

 [mecloud]pMweVE6z5g[/mecloud]

Vacxin Quinvaxem

Vacxin 5 trong 1(Vacxin Quinvaxem) là vacxin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi - viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B), được Tổ chức Y tế Thế giới tiền kiểm định về chất lượng.

Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế thế giới tuyển chọn trong chương trình tiêm chủng được tài trợ bởi Liên minh Toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng dùng tiêm chủng cho trẻ em các nước châu Á và các nước nghèo bắt đầu từ năm 2006. Vacxin Quinvaxem được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ nước ngoài.

Có thể nói đây là một nguồn vắc xin giá trị có giá thành phù hợp với các nước nghèo, nhận nguồn vắc xin viện trợ, hàng trăm triệu trẻ em đã được dùng miễn phí phòng bệnh dịch.

Cũng có loạt Quinvaxem có sự cố khi sản xuất năm 2010 mà WHO đã công bố. Hiện nay, WHO vẫn khuyến nghị tiêm hai loại vacxin trên mà Việt Nam đang tiêm miễn phí.

Không tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ nếu tiền sử có phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT) hoặc vắc xin viêm gan B như:

- Sốt 40ºC trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

- Sốc trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

 Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

- Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.

- Không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin có thể không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ.

- Hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.

Vacxin Pentaxim

Vắc xin 5 trong 1 pentaxim giúp bảo vệ trẻ em phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và phòng nhiễm khuẩn xâm lấn do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b ở trẻ em. Vacxin Pentaxim được cấp giấy phép lần đầu tiên năm 1997 tại Thuỵ Điển. Tính đến năm 2011, đã trên 100 triệu mũi Pentaxim được tiêm ở hơn 100 quốc gia.

Chống chỉ định:

- Nếu trẻ có bệnh não tiến triển kèm co giật hoặc không co giật (bệnh thần kinh).

- Nếu trước đây trẻ đã có phản ứng mạnh trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vaccine: sốt cao từ 40°C trở lên, hội chứng khóc nhè dai dẳng, co giật khi sốt hoặc không kèm sốt; hội chứng giảm trương lực cơ - giảm phản ứng.

- Nếu trước đây trẻ có phản ứng dị ứng xảy ra sau khi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và nhiễm khuẩn Haemophilus influenzae týp b.

- Nếu trẻ dị ứng với các hoạt chất, bất cứ thành phần tá dược nào, neomycin, streptomycin và polymixin B.

Loại vacxin nào là an toàn đối với trẻ?

Tại Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, giá vắc-xin dịch vụ 5 trong 1 Pentaxim là 635.000 đồng/liều.

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa vắc-xin tiêm dịch vụ (pentaxim) với loại vắc-xin tiêm miễn phí (là vắc-xin Quinvaxem) là nằm ở thành phần ngừa ho gà:

Vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem của Hàn Quốc có thành phần ho gà là vắc-xin toàn tế bào, còn vắc-xin Pentaxim là vô bào, nên không có thành phần xác vi khuẩn ho gà mà thay thế bằng thành phần kháng nguyên đặc thù, do đó sẽ tinh khiết hơn.

Giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ông Hiển cho biết nhiều phụ huynh có suy nghĩ cho con đi tiêm dịch vụ an toàn hơn là đúng vì thực tế vacxin ngoài dịch vụ là vacxin được nhập khẩu từ châu Âu, thành phần tinh chế hay còn gọi là vacxin vô bào.

Loại vacxin này có tính an toàn gấp 10 lần vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng chúng ta đang áp dụng. Nó làm giảm tác dụng không mong muốn sau khi tiêm.

Ở vắc-xin Quinvaxem có chứa các vi khuẩn ho gà đã chết được tinh lọc và phản ứng thường do protein trong vi khuẩn đó gây ra (gồm sốt, sưng đỏ chỗ tiêm, có thể tự khỏi sau 1-2 ngày, nặng hơn là bị sốc phản vệ).

Về lo ngại liên quan đến thành phần ngừa ho gà như trên, ông biết, trước khi đưa Quinvaxem“5 trong 1” vào chương trình Tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế đã tham khảo ý kiến và được WHO nhận định rằng vắc-xin toàn tế bào này vẫn có hiệu quả trong phòng bệnh với tỉ lệ tai biến chấp nhận được.

Cho bé tiêm Quinvaxem và Pentaxim lẫn lộn có được không?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Minh, năm 2005, chương trình Tiêm Chủng Quốc Gia Mỹ, thuộc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Bệnh (CDC) đã công bố nghiên cứu về việc khi cho trẻ em tiêm lẫn lộn giữa 2 loại vắc xin yết hầu-uốn ván-ho gà toàn bào (tương tự như Quinvaxem), và với vắc xin yết hầu-uốn ván-ho gà vô bào (tương tự như Pentaxim).

Họ đã đưa ra kết luận rằng việc tiêm lẫn lộn thuốc như thế không có gì nguy hại và đều giúp bé chống lại được bệnh ho gà tốt hơn là khi không tiêm chủng. Hơn nữa, trường hợp các bé tiêm 3 mũi toàn bào và chỉ 1 mũi vô bào thì có hiệu quả tốt hơn các trường hợp tiêm lẫn lộn còn lại.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam 

Video hot: [mecloud]DSxAcnNxuA[/mecloud]