Quốc gia nào nghiện đọc nhất thế giới?
Năm ngoái, đất nước Nam Á này đã được NOP World Culture Score Index xếp hạng nhất trong một khảo sát về thời gian đọc sách trung bình của người dân. Theo đó, thời gian đọc sách trung bình một tuần của một người Ấn Độ lên đến gần 11 giờ (10 giờ 42 phút).
Mặc dù là quốc gia có trình độ dân trí giữa các tầng lớp rất cách biệt, số người biết chữ chỉ chiếm 27,4% dân số, nhưng Ấn Độ lại có đến 25% số người trẻ đọc sách thường xuyên và 49% số người đang đi học coi việc đọc sách như một cách giải trí. Những tác giả được dân "mọt sách" hâm mộ nhất là: Rabindranath Tagore, Chetan Bhagat, Ravinder Singh...
2. Israel
Không có gì lạ khi Israel lọt vào danh sách này. Là dân tộc nổi tiếng với chỉ số IQ trung bình 110, quê hương của người Do Thái đã sản sinh cho thế giới những thiên tài như: Albert Einstein, Karl Marx, Johan Strauss... Người dân Israel "cuồng" sách tới mức các bà mẹ nhỏ vài giọt mật ong lên những trang sách, cho đứa trẻ liếm mật và tin rằng, đó là cách gieo vào trẻ nhỏ "tiềm thức" về sự ngọt ngào của sách.
Đất nước Trung Đông này có hai chỉ số về sách cao nhất thế giới là: số lượng sách xuất bản theo đầu người cao nhất thế giới và số người trẻ đọc sách cao nhất thế giới. Thậm chí, họ còn đặt các cuốn sách ở nghĩa trang vì tin rằng các linh hồn sẽ trống vắng nếu thiếu những cuốn sách trên đường sang bên kia thế giới.
3. Nhật Bản
Đất nước mặt trời mọc được cả thế giới nể phục bởi tinh thần tự lực tự cường, từ một quốc gia phong kiến lạc hậu vươn mình trở thành cường quốc. Không ít người cho rằng, một phần sức mạnh của Nhật Bản được hun đúc từ niềm đam mê sách mạnh mẽ của người dân.
Văn hóa đọc ở Nhật đã được hình thành cách đây hơn 300 năm. Từ thời Genroku (1688-1704), nước Nhật đã có hệ thống xuất bản với số đầu sách lên đến 10.000 cuốn/năm. Thời Minh Trị, những cuốn sách từ phương Tây được dịch lại và in ra hàng triệu bản để phổ biến đến người dân.
Ngày nay, mỗi năm, Nhật Bản xuất bản 43.000 đầu sách. Bình quân hàng năm một người dân đọc hơn 10 cuốn sách. Đặc biệt, người Nhật có thói quen tranh thủ đọc sách mọi nơi, mọi lúc, từ bến xe bus, tàu điện ngầm đến... trên đường phố. Thậm chí, thói quen này đã hình thành văn hóa đọc đứng – Tachiyomi.
4. Đức
Một trong những cái nôi của báo chí và văn học thế giới – nước Đức có một nền văn hóa đọc phát triển bền bỉ ngay cả trong thời đại công nghệ thông tin áp đảo. Theo một khảo sát tiến hành vào tháng 7/2015, có đến 7/10 người (68.7%) thích đọc sách và thường xuyên đọc sách, 3/10 (29.6%) đặc biệt đam mê sách. Khảo sát năm 2015 cũng chỉ ra, 44,6% người Đức đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tuần.
5. Thái Lan
Người láng giềng với chúng ta là á quân sau Ấn Độ trong xếp hạng thời gian đọc sách của World Culture Score Index. Các số liệu của cơ quan thống kê quốc gia này cho thấy, người dân xứ sở chùa Vàng dành trung bình 37 phút đọc sách mỗi ngày. 81,8% dân số từ 6 tuổi trở lên thường xuyên đọc sách và nhóm đọc sách nhiều nhất rơi vào... trẻ em, từ 6 – 12 tuổi.
6. Malaysia
Theo thống kê của thư viện Quốc gia, đã có 72.271 cuốn sách được mượn trong riêng tháng 8/2014. Trung bình một người Malaysia đọc 14 cuốn sách một năm.
SÔNG THAO
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm:
[mecloud]sMO0HEyXDr[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua