Dòng sự kiện:

Quyển nhật ký kể tội mẹ của bé 10 tuổi và điều đáng suy ngẫm

17:23 26/12/2015
Bạn không thể bắt con chia sẻ một món đồ có ý nghĩa với chúng cũng giống như việc bạn không thể đem con của mình cho người khác chăm sóc.

 [mecloud]KYJ4QcvkDf[/mecloud] 

Một ngày nọ, cô con gái 10 tuổi và mẹ cãi nhau. Cô bé không biết nói lại thế nào, tức quá nên đem quyển nhật ký cho mẹ đọc. Trong đó là tất cả những điều kể tội mẹ.

Nội dung trang nhật ký đó như sau:

“Thứ nhất, mẹ toàn tử chối lời yêu cầu của mình.

Thứ hai, ban ngày mình đã chăm chỉ học hành vậy rồi mà tối mẹ vẫn không mình xem ti vi, lại còn mắng mình ham chơi học dốt.

Thứ ba, mẹ toàn chê mình không biết nghe lời.

Thứ tư, mẹ toàn yêu cầu mình chia sẻ đồ chơi mình yêu thích cho người khác. Nhưng họ cứ làm hỏng đồ của mình. Mình buồn mà mẹ chả thèm quan tâm mình thế nào.

Thứ năm, mẹ không bao giờ nghe mình nói, còn mẹ thì nói quá nhiều.

Thứ sáu, mẹ thích làm mình xấu hổ trước mặt bố. Nếu bố mà bảo vệ mình thì mẹ lại tức giận.

Thứ bảy, mình mà không vui thì chả bao giờ mẹ an ủi, chỉ biết trách mắng.”

Làm mẹ ai cũng dành hết tình yêu thương cho con cái, thậm chí là hy sinh rất nhiều, làm mọi việc với mong muốn con tương lai nhất định phải trở thành nhân vật kiệt xuất. Lâu dần nó sẽ trở thành một cách giáo dục cứng nhắc và hà khắc. Mỗi khi con cái cãi lại hay không nghe lời, học hành kém cỏi...phụ huynh lại nghĩ con cái không hiểu được nỗi khổ tâm của cha mẹ. Có khi nào bạn đã sai?

Cha mẹ nên một lần đóng vai trẻ để nghĩ xem con muốn gì (Ảnh minh họa)

Nếu bạn là trẻ, bạn có thích có một người mẹ như vậy

Bạn khước từ mọi yêu cầu của trẻ. Lúc đó bạn có nghĩ rằng tâm trạng người bị từ chối khó chịu như thế nào.

Trẻ đã chăm chỉ bạn con muốn chúng chăm chỉ hơn. Vậy giới hạn của bạn là điểm nào?

Bạn muốn con chia sẻ đồ chơi với người khác trong khi biết nó rất có ý nghĩa với chúng. Vậy bạn có thể mang con mình cho người khác được không?

Không bao giờ lắng nghe chúng nhưng bản thân bạn lại nói quá nhiều, bạn có cảm thấy công bằng?

Bạn không vui, bạn có thích bị người khác trách mắng?. Huống hồ chúng mới chỉ là một đứa trẻ.

Đừng “dán mác đen” cho trẻ

Nếu trong mắt bạn đó là một đứa trẻ hư hỏng, không nghe lời thì trẻ cũng có thể “dán mác” lắm lời, không yêu con cái...cho bạn. Lâu dần, giữa bố mẹ và con cái sẽ ngày càng ít câu chuyện để nói và vấn đề cần giải quyết ngày càng nhiều. Đầu tiên bạn hãy thử mình là chúng, hiểu được việc ham chơi của con và bao dung những khuyết điểm của trẻ. Lúc trẻ mắc lỗi bạn nên bình tĩnh làm rõ mọi việc sau đó mới chỉ dẫn cho con. Nếu trẻ làm tốt, cha mẹ không nên tiết kiệm lời khen. Điều đó giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.

Hương Dương (Theo Sohu)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

 >> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]d5jHcH4r89[/mecloud]