Rạn da sau sinh có hết được không?
Mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các mẹ mới sinh đó là rạn da sau sinh có hết không? Liệu có cách nào giúp ngăn ngừa và cải thiện được vấn đề nan giải này không?
Cơ thể người mẹ sẽ trải qua khá nhiều thay đổi trong suốt 40 tuần thai và sau khi sinh. Đặc biệt nhất là tình trạng rạn da thường khiến mẹ cảm thấy lo lắng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thẩm mỹ và sự tự tin của người phụ nữ. Rạn da xảy ra một cách tự nhiên và điều này không thể nào tránh khỏi, chỉ có một số ít trường hợp may mắn bạn sẽ không bị những vết rạn da “ghé thăm”.
Hiện tượng rạn da sau sinh
Vết rạn da xuất hiện khi cơ thể của bạn phát triển quá nhanh mà làn da không thể nào theo kịp. Theo đó, trong giai đoạn mang thai một số các bộ phận trên cơ thể phát triển lớn hơn, đặc biệt nhất là phần bụng để tạo điều kiện cho sự lớn lên của thai nhi. Bụng là nơi dễ bị rạn da nhiều nhất tiếp đến là ngực, mông, hông, đùi, cánh tay.
Những vết rạn da sau sinh có thể mờ dần sau 6 tháng
Sở dĩ có các vết rạn trên da là do những thay đổi trong mô hỗ trợ cho sự đàn hồi nằm ngay dưới da. Các mô này sẽ bị kéo căng để giúp đỡ cơ thể thích nghi với việc mang thai. Tùy vào sắc tố da của mỗi người mà vết rạn có màu sắc khác nhau như hồng nhạt, nâu đỏ, tím hoặc màu nâu sẫm. Một số trường hợp màu sắc sẽ bị phai mờ sau sinh nhưng cũng có trường hợp tình trạng lại tồi tệ hơn.
Kích thước những vết rạn to hay nhỏ, nhiều hay ít sẽ tùy thuộc tương đối lớn vào việc mẹ tăng cân khi mang thai nhiều hay ít. Thông thường, với phụ nữ khỏe mạnh chỉ cần tăng từ 10-12kg trong suốt thai kỳ và dấu hiệu, diện tích rạn da sẽ ít hơn. Nhưng cũng có mẹ tăng thậm chí từ 15-20kg hoặc hơn nên dễ đối mặt với nguy cơ rạn da có chiều hướng xấu sẽ tăng lên.
Rạn da sau sinh có hết không?
Có thể câu trả lời cho câu hỏi rạn da sau sinh có hết không sẽ làm bạn thất vọng. Bởi làn da sau sinh đã bị tổn thương nên không có cách nào giúp da phục hồi một cách hoàn hảo như lúc ban đầu.
Tuy nhiên, có một tin tốt cho bạn đó là những vết rạn có thể sẽ trở nên mờ hơn từ 6-12 tháng sau sinh. Ngoài ra, nhờ vào sự tiến bộ của khoa học y khoa đã tìm ra một số biện pháp giúp cải thiện được tình trạng rạn da một cách hiệu quả như: Công nghệ Demaruller (lăn kim); Fractional Laser; Stemcell… kết hợp với một số loại mỹ phẩm dưỡng da. Tuy không thể nào biến mất nhưng phải quan sát kỹ bạn mới có thể nhìn thấy được những vết rạn này.
Cách khắc phục rạn da sau sinh
Mặc dù câu trả lời là không nhưng không vì thế mà bạn cảm thấy lo lắng. Ngoài những công nghệ hiện đại mẹ có thể áp dụng một số cách như sau để giúp xóa mờ các vết rạn trên da. Lưu ý là thời gian điều trị hiệu quả nhất là khi vết rạn còn mới, có màu hồng hay đỏ nhạt.
1. Sử dụng các loại dầu tự nhiên
Sau khi sinh, mẹ nên thường xuyên massage những vùng da bị rạn cùng với một số loại dầu tự nhiên. Việc này góp phần làm giảm rạn da một cách tích cực
Dầu ô-liu chứa vitamin A, D, E giúp dưỡng ẩm, loại bỏ da chết, cải thiện tuần hoàn máu và làm mờ vết rạn da.
Dầu ô-liu là trợ thủ đắc lực làm đẹp sau sinh cho mẹ
Thoa dầu thầu dầu trên phần da bị rạn từ 5-10 phút. Sau đó dùng 1 chai nước nóng lăn lại khoảng nửa tiếng. Hơi nóng sẽ giúp mở các lỗ chân lông và dầu được hấp thu tốt hơn, sau đó rửa lại bằng nước. Thực hiện kiên trì trong vòng 1 tháng để thấy được hiệu quả.
2. Nhựa cây nha đam (lô hội)
Nhựa của cây nha đam thúc đẩy chữa bệnh và làm dịu da. Bôi trực tiếp nhựa tươi trên da trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Hoặc trộn thêm vitamin A hay vitamin E vào nhựa nha đam và thoa trên da cho đến khi được da hấp thụ hoàn toàn.
3. Mật ong
Thuộc tính sát trùng của mật ong làm giảm vết rạn. Dùng một miếng vải mỏng có kích thước vừa với vùng da bị rạn, bôi đều mật ong lên đó và đắp trên da. Đợi cho đến khi khô rồi rửa lại với nước ấm.
4. Lòng trắng trứng
Lòng trắng rất giàu protein, giúp trẻ hóa da. Đánh tan hai lòng trắng trứng, sau đó bôi lên vùng da rạn. Đợi vài phút cho khô sau đó rửa lại bằng nước lạnh.
Nhằm tăng tính hiệu quả bạn nên kết hợp những cách trên với các bài tập cơ bụng. Tập luyện giúp vùng da bị rạn được săn chắc, không bị chảy xệ.
Sau khi đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng bạn không nên quá đặt nặng vấn đề rạn da sau sinh có hết không mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ cần kiên trì, áp dụng đúng cách sẽ giúp làm mờ vết rạn hiệu quả.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 3 giai đoạn phục hồi vóc dáng sau sinh
- Công thức đơn giản giúp mẹ sau sinh gọi sữa về
- Cách trị rạn da sau sinh bằng nghệ an toàn tại nhà
- Sữa về ào ạt sau sinh nếu mẹ ăn món này thường xuyên
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua