Rợn tóc gáy quy trình phẫu thuật kéo dài chân
[mecloud]z72yZIS7Rd[/mecloud]
Ngày nay, một trong số những loại hình phẫu thuật thẩm mỹ được nhiều người tìm đến là phương pháp kéo dài chân. Để có đôi chân thon dài, thẳng tắp nhiều người "mạnh tay" chi tiền và chịu đau đớn để làm phẫu thuật để được như ý muốn.
Tuy nhiên, quy trình phẫu thuật kéo dài chân này như thế nào? Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn công nghệ mà ngành thẩm mỹ sử dụng nhằm tạo cho con người đôi chân dài như mong muốn.
Để đôi chân được kéo dài thêm vài phân, khách hàng sẽ phải trải qua 3 giai đoạn, đó là mổ trực tiếp, giai đoạn kéo dài và giai đoạn hồi phục. Quy trình kéo dài chân tưởng như đơn giản nhưng lại rất đau đớn và chỉ có những người dũng cảm mới dám thực hiện phẫu thuật này.
Nhiều người "mạnh tay" chi tiền và chịu đau đớn để làm phẫu thuật để được như ý muốn.
Trước tiên bác sĩ sẽ tư vấn nên phẫu thuật xương ống chân hay xương đùi dựa trên tỉ lệ độ dài của 2 phần này, nhưng thường là xương ống chân.
Nguyên lý của phương pháp kéo dài xương chân là phẫu thuật cắt rời một chỗ trên đoạn xương chân cần kéo dài, xuyên các đinh chuyên dụng qua cả hai đoạn xương rời ra, rồi gắn vào một loại khung cố định đặc biệt ở bên ngoài chân.
Cụ thể: Sau khi làm gãy, hai phần xương chân được nối với nhau bằng một khung thép có thể thay đổi chiều dài. Bộ khung này sẽ bao bên ngoài chân, được bắt vít vào xương để cố định và tác động lực kéo để tăng chiều dài của xương.
Công đoạn mổ này chỉ tốn khoảng vài giờ, nhưng quá trình kéo dài xương chân tiếp theo sẽ tốn thời gian hơn. Để chân có thể tăng thêm vài cm có thể cần đến 2 - 3 tháng, và đây cũng là thời gian mà bệnh nhận cảm thấy đau đớn nhất.
Quá trình kéo dài chân mất rất nhiều thời gian và chịu nhiều đau đớn.
Khi xương bắt đầu lành, bộ khung gắn vào chân sẽ được điều chỉnh tăng chiều dài để kéo xương giãn ra nhằm bắt các tế bào xương mới tiếp tục phát triển lấp đầy vào khoảng trống. Tuy nhiên, tốc độ kéo giãn của xương rất chậm, chỉ 1mm mỗi ngày (kéo dài 2mm/ngày thì xương không kịp phát triển hoặc phát triển sẽ gây vẹo, méo, nếu chỉ kéo 0,5mm sẽ gây liền dính). Và cứ như vậy.... cho tới khi đạt được chiều dài.
Khi chân đã đạt đến chiều dài mong muốn, bệnh nhân sẽ bước vào quá trình hồi phục. Quá trình này mất thêm 4-6 tháng để cho xương được cố định và lành hoàn toàn. Trong thời gian hồi phục, bệnh nhân không được hoạt động mạnh và phải chống nạng để tránh bị chấn thương.
Chưa hết, đến khi kết thúc quá trình, thiết bị gắn vào chân sẽ được gỡ bỏ và xem như việc tăng chiều cao đã hoàn thành. Tất nhiên, quá trình tháo gỡ đinh vít cũng không hề dễ chịu.
Khánh Ngọc (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video đang được xem nhiều nhất:
[mecloud]b8YFgxVzLt[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua