Dòng sự kiện:

Sai lầm của bố mẹ khiến con bị cận thị

15:05 02/01/2016
Trẻ bị cận thị do rất nhiều nguyên nhân trong đó một phần là do bố mẹ áp dụng cách giáo dục sai cách.

   [mecloud]m5fsPzsFXR[/mecloud]

Tin liên quan

Một bé gái 4 tuổi dạo gần đây cứ kêu với mẹ mà mắt nhìn không rõ. Người mẹ đưa con đi khám và tỏ ra kinh ngạc khi bác sĩ kết luận con bị cận 6 độ.
 
Trẻ bị cận thị vì tiếp xúc với thiết bị điện tử từ nhỏ (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân của sự việc này là do bố mẹ sợ con sau này đi học thua kém bạn bè nên sớm đăng ký cho trẻ lớp học thêm, cho con tiếp cận với máy tính, điện thoại. Hàng ngày hai mẹ con cùng nhau xem các chương trình truyền hình giáo dục. Chính vì vậy mới 4 tuổi mà bé gái này đã bị cận thị.

Bệnh viện mắt Trung ương Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra 14500 em nhỏ của 129 trường mẫu giáo trong thành phố và kết luận:  trẻ bị cận thị đa phần là do tiếp xúc nhiều với Ipad, điện thoại, máy tính và các đồ điện tử.

Ngoài nguyên nhân do tiếp xúc với các thiệt bị điện tử còn có một số yếu tố khác lảm ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.

Đồ ngọt

Trong khi điều tiết lượng đường trong cơ thể người, cần bổ sung lượng lớn Vitamin B1, đồng thời cũng giảm hàm lượng canxi trong cơ thể.

- Vitamin B1 có tác dụng bảo vệ đối với thần kinh thị giác, hàm lượng của nó sẽ ảnh hưởng đến tình trạng của hệ thần kinh này.

- Canxi là “thành phần bảo vệ” của tổ chức bộ phận mắt, thiếu canxi không chỉ sẽ tạo thành lực đàn hồi của võng mạc mắt bị giảm xuống, tăng áp lực lên thủy tinh thể, đường kính trước sau của nhãn cầu bị kéo dài, ảnh hưởng đến tính bền bỉ của nhãn cầu, khiến người ta dễ bị cận thị.

Ăn quá nhiều đồ ngọt còn có thể khiến cho số độ cận thị tăng cao. Bởi vì khi ăn đồ ngọt quá nhiều, đường máu tăng cao, áp lực thẩm thấu của dịch thể cũng hạ tương ứng, vì vậy dịch thẩm thấu của nhãn cầu thấm vào thuỷ tinh thể, khiến cho thuỷ tinh thể biến hình.

Tạp âm

Thông qua các cuộc nghiên cứu y học phát hiện: tạp âm ngoài ảnh hưởng đến cơ quan thính giác thì thông qua hệ thống thần kinh có thể ảnh hướng đến cơ quan thị giác. Nghe tạp âm nhiều khiến thị lực bị giảm.

Bật đèn lúc ngủ

Vì lý do trẻ sợ bóng tối nên các bậc phụ huynh hay bật đèn ngủ, nhưng như vậy rất không tốt cho sự phát triển thị lực của trẻ. Điều đó khiến trẻ dễ bị cận thị.

Yếu tố tâm lý

- Muốn đeo kính

Vì muốn đeo kính nên trẻ thường xuyên kêu với cha mẹ là nhìn không rõ. Tâm lý đó xuất phát từ việc trẻ muốn bắt chước thần tượng trong phim, bị hấp dẫn bởi quảng cáo về kính hay thích làm một học giả. Mặc dù không cận nhưng trẻ vẫn đeo, lâu dần sẽ khiến thị lực suy giảm.

- Lo lắng

Có một vài trường hợp cận thị nhẹ, trẻ chỉ cần đeo kính là có thể hoàn toàn tránh được việc thị lực tiếp tục giảm. Nhưng vì lý do sợ đeo kính hay đeo kính mất thẩm mỹ khiến trẻ nhất quyết từ chối việc này.

Các cách phòng chống cận thị

Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh và áp dụng các phương pháp phòng trừ hợp lý.

Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt và đồ ngọt.

Để mắt nghỉ ngơi sau khi hoạt động nửa giờ đồng hồ: nhắm mắt, nhìn xa, làm những động tác massage mắt.

Đảm bảo khoảng cách khoa học giữa mắt và sách báo, tivi, điện thoại.

Kiểm tra thị lực định kì cho trẻ để kịp thời phát hiện và xử lý bệnh.

Hương Dương (Theo Kannewyork)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]nStKDagMMe[/mecloud]