Sản phụ 26 tuổi tự tử vì gia đình từ chối cho đẻ mổ
Vụ việc liên quan đến một sản phụ 26 tuổi, họ Ma, điều trị tại một bệnh viện thuộc tỉnh Thiểm Tây, miền bắc Trung Quốc, đang gây xôn xao dư luận nước này. Người mẹ trẻ nhảy lầu tự tử hôm 30/8, sau khi bị gia đình từ chối ký vào bản cam kết chịu rủi ro khi đẻ mổ. Những ý kiến bình luận từ người đọc trên mạng đều cảm thấy sốc và kêu gọi cho phụ nữ được quyền nhiều hơn liên quan đến việc sinh đẻ.
Cả mẹ và em bé trong bụng đã tử vong.
"Chẩn đoán ban đầu cho thấy Ma mang thai con đầu lòng trên 41 tuần. Vòng đầu của thai nhi lớn, đồng nghĩa với việc sinh thường sẽ rất nguy hiểm" - thông tin từ bệnh viện cho biết.
Sau khi kiểm tra, các bác sĩ đã khuyên nên mổ lấy thai để an toàn hơn cho Ma nhưng gia đình cô kiên quyết giữ sinh tự nhiên. Theo luật pháp nước này, các thành viên trong gia đình phải đồng ý trước khi nhân viên y tế tiến hành phẫu thuật.
Phía bệnh viện đã đề cập đến việc sinh mổ với gia đình của Ma vào 17h50 ngày 30/8. Các nhân viên y tế cũng đã cố gắng thuyết phục gia đình thay đổi ý kiến nhưng vô ích. Họ từ chối phẫu thuật và muốn tiếp tục theo dõi tình hình.
Bệnh viện nơi xảy ra vụ việc.
Theo nội dung ghi trong hồ sơ vụ việc: "Sản phụ đã hai lần bước ra khỏi phòng để nói với gia đình rằng cô ấy muốn được mổ lấy thai vì không còn chịu đựng được cơn đau, nhưng gia đình vẫn khăng khăng yêu cầu đẻ tự nhiên".
Lý do gia đình từ chối yêu cầu của sản phụ không được giải thích trong hồ sơ.
Ma đã nhảy từ cửa sổ tầng 5 trong phòng sinh của bệnh viện vào khoảng 20h. Các bác sĩ đã không giữ được mạng sống của cả hai mẹ con.
Chia sẻ thông tin với báo chí, cảnh sát nói rằng sau khi điều tra vụ việc, họ tin đó là một vụ tự sát.
Mặc dù sinh tự nhiên vẫn là điều tốt nhất cho cả mẹ và bé nhưng trong một số trường hợp, sản phụ được chỉ định để mổ bắt con. Đó là: 1. Ca sinh khó: Quá trình chuyển dạ diễn ra không đúng "kế hoạch", hoặc thai nhi có dấu hiệu không phù hợp để chui ra khỏi khung xương chậu của mẹ. 2. Ca suy thai: Bé trải qua những thay đổi bất thường về nhịp tim và chuyển biến theo chiều hướng xấu. 3. Vị trí của thai: Ngôi thai nằm ngang, thai ngược. 4. Vấn đề về nhau thai: Nhau tiền đạo, nhau bong non... 5. Vỡ ối sớm: Việc mổ đẻ để tránh bé bị ngạt trong bụng mẹ. 6. Tiền sử sinh mổ: Nếu người mẹ sinh mổ trong lần đầu thì các lần tiếp theo thông thường sẽ được chỉ định phẫu thuật. |
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những bài thuốc giúp sản phụ nhuận tràng sau sinh
- Lâm Đồng: Một sản phụ tử vong bất thường, người nhà phản ứng
- Kỳ diệu ca cứu sống sản phụ 5 lần ngưng tim sau sinh
- Sản phụ sinh con trai ngay trên xe taxi bởi tài xế 'mát tay'
- Dịch sốt xuất huyết: Các mẹ cuống cuồng tìm sản phẩm chống muỗi cho trẻ
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua