Sản phụ sau khi sinh suýt tử vong vì nuốt mật lợn sống
Theo tin tức từ báo Vnexpress, tối ngày 3/12, một sản phụ vừa sinh con khoảng 10 ngày, ở Thuận Đức, Đồng Hới, Quảng Bình được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng nuốt nghẹn, đau tức ngực, ăn uống vào là trào ngược ra. Các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi cấp cứu và gắp ra một chiếc mật lợn tươi kích thước khoảng 3x4 cm.
Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc sau khi nuốt mật lợn tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Báo Gia đình & Xã hội).
Theo các bác sĩ, may mắn cho sản phụ này là dị vật đã xuống thực quản, nếu vào đường thở bệnh nhân có nguy cơ tử vong vì tắc đường thở.
Được biết, người nhà mách kinh nghiệm dân gian nuốt mật lợn để đỡ đau bụng nên sản phụ này đã nhờ chồng kiếm một cái mật heo về và nuốt không ngờ xảy ra sự việc đáng tiếc.
Trao đổi trên báo Gia đình & Xã hội, bác sĩ Phùng Đình Khánh (Hội Đông Y Việt Nam) cho biết: Tất cả các loại mật đều ít nhiều có chất độc. Trong Đông y, mật lợn có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, nhuận táo… Dù mật lợn có tác dụng thật sự nhưng phải là mật đảm bảo vô trùng, không mang mầm bệnh hoặc những độc tố.
Cũng theo bác sĩ Khánh, phụ nữ sau sinh không nên dùng ngay mật lợn (kể cả đã được sơ chế bằng cách sấy khô đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm) mà phải chờ từ 2 - 3 tuần sau sinh mới nên dùng, dù tác dụng rất ít ỏi.
“Uống mật lợn hại nhiều hơn lợi, đặc biệt trong điều kiện an toàn thực phẩm có nhiều vấn đề như hiện nay. Mắt thường không thể biết con lợn nào là lợn sạch, mật lợn có bị nhiễm giun, sán, khuẩn hay không. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc, thậm chí tử vong tại chỗ do nuốt mật lợn, hoặc viêm dạ dày, viêm gan, viêm đường dẫn mật, viêm tụy”, bác sĩ Phùng Đình Khánh cho biết thêm.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Thị Tú Anh, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Huế: “Không một bác sĩ nào khuyên bệnh nhân, sản phụ nuốt mật lợn cả. Việc người dân nuốt mật lợn để chữa đau bụng là do quan niệm dân gian".
"Trước đây, để giúp đường tiêu hóa của trẻ con được tốt, bà con thường dán lá ổi, lá sim lên bụng trẻ, hoặc quấy đặc dịch mật lợn thành cao dán, dán lên bụng chứ không uống… Những kinh nghiệm dân gian này có thể có trường hợp mang lại tác dụng nhưng không thể đúng với tất cả mọi trường hợp”, bác sĩ Tú Anh nói.
Khánh Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
[mecloud]y9S28H4nJw[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua