Dòng sự kiện:

Sau cú sốc đó tôi mới nhận ra mình đã mất điều quan trọng nhất của cuộc đời

15:00 23/02/2016
Tôi như chết lặng, lúc tôi nhận ra lỗi lầm thì đã quá muộn: "Mẹ ơi... Tha lỗi cho đứa con bất hiếu này... Đời này con nợ mẹ một lời xin lỗi!"

 

 

 

Ba mất khi tôi còn rất nhỏ, chỉ còn hai mẹ con sống đùm bọc với nhau. Từ khi chập chững bước vào lớp một tôi luôn sợ hãi núp sau lưng của mẹ, mẹ luôn che chở động viên tôi phải cố gắng học hành để sau này không phải cực khổ giống bà.

Đến năm cấp hai, khi đã có chút nhận thức về gia đình và hoàn cảnh sống, tôi dần giữ khoảng cách với mẹ. Trong khi ba mẹ của mấy đứa bạn tôi điều làm công nhân viên chức thì chỉ có mẹ tôi là một người thu mua ve chai dạo. Tôi thấy mặc cảm vô cùng khi đến những kì họp phụ huynh và những lúc những đứa bạn ác ý lôi mẹ tôi làm trò đùa. Và từ đó tôi thấy càng căm ghét bà hơn! Thật sự tôi rất ghét bà, một người mẹ nghèo nàn!

Giữa năm lớp tám, trường chúng tôi có tổ chức thi văn nghệ và tôi là một số thí sinh tham gia. Khi biết được chuyện tôi sắp đi thi, mẹ nói sẽ đến xem tôi biểu diễn, nhưng tôi đã lớn tiếng với mẹ, năn nỉ bà ấy đừng đến. Bởi, với bộ dạng nghèo nàn của mẹ, bạn của tôi sẽ chê cười và khinh thường tôi. Vậy mà, lúc đang biểu diễn tôi lại thấy bà ngồi dưới sân khấu tay cầm hai lon nước ngọt rẻ tiền hét gọi tên tôi, tôi thật sự không còn mặt mũi nào nữa. Sau hôm đó, tôi đã không ăn cơm và nói chuyện với bà đến tận một tuần.

Vào năm lớp mười một, khi đang cùng đám bạn đi dạo sau buổi tan học thì tôi gặp bà đang nhặt vỏ chai bên lề đường, tôi giả vờ cúi gầm mặt xuống và như không nhìn thấy bà. Bất chợt, mấy đứa bạn bỗng lên tiếng hỏi tôi đó có phải mẹ tôi không, tôi đứng trước mặt mẹ và nói một cách lạnh lùng rằng đó không phải mẹ tôi. Lúc đó, tôi thấy nước mắt bà lăn dài trên má, bà lấy vội bàn tay còn nhiều đất cát lau lau nơi khóe mắt, bà nói với đám bạn tôi rằng họ đã nhìn nhầm rồi vội vã quay đi. Còn đám bạn tôi thì mỉm cười mãn nguyện.

Lên Sài Gòn tôi sung sướng vì chả ai thèm để ý tôi đến từ đâu, gia thế như sao mà chỉ biết là tôi giỏi như thế nào. Mặc dù tôi vừa học vừa làm nhưng đến tháng mẹ vẫn đều đặn gửi tiền lên, vậy mà tôi vẫn nỡ tiêu xài đến số tiền mồ hôi nước mắt đó của mẹ. Tôi chẳng thèm gọi điện hay về thăm mẹ. Nhưng rồi, tôi phải ân hận suốt đời vì sự vô tâm đó của mình. Hai năm sau tôi cố gắng học thật giỏi để giành suất học bổng đậu vào trường đại học Sài Gòn. Tôi chấp nhận từ bỏ quê hương, rời khỏi mẹ mà không chút luyến thương, tôi ôm mộng đi tìm tương lai mới cho mình, bỏ mặc mẹ ở lại với bao nhớ nhung về đứa con trai duy nhất lại nhẫn tâm bỏ bà đi.

Hôm đó, đang trong giờ làm thêm ca tối sau ngày dài ngồi trên giảng đường, tôi nhận được cuộc điện thoại của hàng xóm báo tin mẹ tôi qua đời trong một vụ tai nạn. Trời đất như sụp đổ trước mắt, hốt hoảng đến đánh rơi cả mọi thứ, tôi chạy ù ra sân để chạy ngay về nhà về bên mẹ, nhưng không thể, tôi chợt nhận ra mình đang đứng giữa đất Sài Gòn. Đây không phải là mảnh đất gần gũi quê hương êm dịu trong lời ca và đậm đà trong món ăn mẹ nấu mà biết bao lần tôi đã chối từ. Tôi như chết lặng, lúc tôi nhận ra lỗi lầm thì đã quá muộn:

"Mẹ ơi... Tha lỗi cho đứa con bất hiếu này mẹ nhé... Đời này con nợ mẹ một lời xin lỗi!"

Nước mắt lúc này có còn ý nghĩa gì khi mẹ không còn nữa, khi mẹ còn sống không tận tâm báo hiếu để rồi khi mẹ mất đi có muốn báo đáp cũng không bao giờ được. Mong rằng mỗi chúng ta khi bố mẹ còn sống, hãy đối tốt với họ ngay khi còn có thể, đừng để như tôi, có hối hận cũng đã muộn màng!

Theo Một Thế Giới

Video hot: [mecloud]ADjp8fn8iG[/mecloud]