Sau khi uống thuốc bắc dưỡng thai, sản phụ bị suy đa cơ quan, mất con trong bụng
Đó là trường hợp của chị H.T.H (28 tuổi), vợ anh N.H.T (42 tuổi, cùng quê Bình Định).
Theo lời kể của anh T., một tháng trước khi vợ anh mang thai ở tuần 29, trong một lần thăm khám chị H. được chẩn đoán thai trong bụng yếu. Trở về nhà, người chồng cùng vợ ra tiệm thuốc bắc cắt vài thang về uống dưỡng thai.
Tuy nhiên mới uống buổi sáng đến trưa thì người vợ đã than mệt và da bắt đầu chuyển vàng. Đưa đến Trung tâm y tế huyện, sau khi xét nghiệm máu thấy bất thường, chị H. được chuyển lên bệnh viện (BV) tuyến trên. Điều trị được một ngày tại BV tỉnh, chị H. lên cơn đau bụng dữ dội, được chẩn đoán nhiễm trùng huyết, suy gan thận và tiếp tục chuyển gấp lên BV Chợ Rẫy.
Chị H.T.H trong thời gian điều trị tại BV Chợ Rẫy.
Bác sĩ Nguyễn Phương, Phó khoa Nội tiêu hóa, BV Chợ Rẫy cho biết, khi bệnh nhân nhập viện da đã vàng, nhiễm trùng huyết và thai trong bụng đã chết lưu, nghi ngờ bị hội chứng HELLP (hội chứng thiếu máu tan huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu - một biến chứng sản khoa). Hội chứng này thường được xem là một biến thể của tình trạng tiền sản giật, thường xảy ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ, hoặc đôi lúc sau sinh.
Bệnh nhân được phẫu thuật mổ lấy thai với tiên lượng nặng. May mắn là ca phẫu thuật thuật lợi, bệnh nhân dần hồi phục sau nhiều ngày nằm tại khoa Hồi sức cấp cứu.
Đến ngày 19/6, sản phụ được chuyển xuống khoa Nội Tiêu hóa để tiếp tục theo dõi. Hiện tại, chị H. vẫn còn tình trạng nhiểm trùng và suy đa cơ quan, được xem xét cho điều trị ngoại trú vì các bác sĩ lo ngại tình trạng nhiễm trùng trong BV.
Được biết, chi phí điều trị của chị H. trong những ngày nằm viện lên đến gần 200 triệu đồng. Bản thân người chồng làm ruộng, người vợ trước khi mang thai làm công nhân xưởng gỗ thu nhập không cao nhưng lại đang nuôi hai đứa con nhỏ mới 10 và 7 tuổi, hoàn cảnh rất khó khăn.
Để lo viện phí ngoài bảo hiểm y tế, người chồng phải vay mượn 70 triệu đồng để cứu vợ.
Nguyên nhân chính xác của hội chứng HELLP chưa được biết rõ, tuy nhiên sự kích hoạt toàn bộ quá trình đông máu được xem là yếu tố chủ yếu. Hội chứng này dẫn đến một biến thể của đông máu nội mạch lan tỏa (DIC), hậu quả là tình trạng xuất huyết nghịch thường sẽ xảy ra, đe dọa tính mạng của thai phụ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bức ảnh sản phụ rạng rỡ đón con đầu lòng gây 'bão' MXH và câu chuyện cảm động đằng sau
- Chồng sản phụ mất con vì trung tâm y tế cấp nhầm thuốc phá thai: 'Tôi vô kêu cấp cứu vợ nhưng bác sĩ nói cứ nằm đợi tới sáng'
- Vụ mẹ con sản phụ tử vong vì sinh 'thuận tự nhiên': Một bác sĩ lên tiếng
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua