Dòng sự kiện:

Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?

Theo MarryBaby
09:03 31/12/2018
Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ đẻ để “bắt” con. Liệu lần đầu sinh mổ, lần 2 cũng sẽ như vậy? Câu trả lời dành cho mẹ đây!

Theo các bác sĩ phụ sản, khi mổ đẻ lần hai mẹ không cần chờ chuyển dạ. Ngoài ra các thai phụ sanh mổ lần 2 cũng cần lưu ý nhiều vấn đề khác để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé!

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vết sẹo mổ ở vùng bụng rất dễ bị bục ra trong khi diễn ra quá trình sinh nở tiếp theo. Chính vì vậy, nếu mẹ muốn sinh mổ cho lần thứ 2 thì mẹ phải đợi một thời gian để vết sẹo lành lại hoàn toàn.

Các bác sĩ thường khuyên thời gian sinh mổ lần 2 nên cách khoảng 2 năm kể từ khi sinh mổ lần đầu. Thời gian này đủ để giúp mẹ hồi phục hoàn toàn vết mổ và cũng là thời điểm tốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển của bé và sự an toàn của mẹ.

Nếu thời gian giữa hai lần sinh là dưới 6 tháng thì khả năng bục vết sẹo mổ của mẹ bầu sẽ rất cao vì lúc này vết sẹo vẫn chưa hoàn toàn liền lại.

2 năm là khoảng cách an toàn nhất để mẹ sinh con lần 2

Và nếu thời gian sinh mổ giữa lần đầu tiên và lần thứ 2 là dưới 18 tháng thì khả năng vết sẹo bị bục ra sẽ cao gấp 3 lần so với những lần mổ đẻ sau khoảng thời gian này.

Đồng thời, khi khoảng thời gian sinh mổ lần 2 cách lần 1 quá ngắn thì dễ dẫn đến những biến chứng trong thai kỳ như hiện tượng nhau thai cài răng ngược, tăng nguy cơ phải cắt bỏ tử cung sau sinh.

Có thể sinh thường sau lần đầu sinh mổ không?

Quan niệm đẻ mổ lần 1, ắt sẽ đẻ mổ lần 2 hoàn toàn không đúng. Việc mẹ có sinh thường được hay không được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố trong đó có sức khỏe của mẹ, tình hình của thai nhi như cân nặng, ngôi thai, nước ối…

Dựa vào kết quả nhận định, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên sinh thường hay sinh mổ qua những lần khám thai định kỳ.

Về câu hỏi này, bác sĩ U Lan , Phó chủ nhiệm khoa Sản bệnh viện Bà mẹ trẻ em thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) cho rằng, sẹo tử cung quả thực phù hợp với chỉ tiêu sinh mổ, nhưng không có nghĩa là con đầu sinh mổ, con thứ 2 không thể sinh thường.

Do điều kiện sinh thường sau mổ tương đối hà khắc, khiến cho không ít thai phụ có quan niệm này. Bác sĩ U Lan cho biết:

“Chúng tôi thấy sẹo tử cung nên liệt vào dạng chỉ định mổ lấy thai, đó là vì những sản phụ thai đầu sinh mổ, khi sinh tự nhiên có thể xảy ra biến chứng “vỡ tử cung”.

sinh con lần 2 7

Mẹ có thể sinh thường sau sinh mổ nhưng rất khó và cần chỉ định của bác sĩ

Trong quá trình sinh nở, vết khâu tử cung có thể bục rách do không chịu được sự co thắt mạnh, dẫn tới nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Nhưng xét về mặt lý thuyết, chỉ cần tử cung khôi phục tốt, cân nặng của thai nhi khống chế hợp lý, lần mang thai sau không có chống chỉ định sinh ngã âm đạo, thai phụ vẫn có thể sinh thường.

Trên thực tế, để bảo đảm an toàn, người chọn sinh mổ con thứ 2 tương đối nhiều”.

Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?

Theo các bác sĩ chuyên ngành, thực tế, hầu hết các ca sinh mổ lần đầu đều có xu hướng đẻ mổ lần 2, bởi khoảng cách sinh con giữa hai lần quá gần để sinh thường.

Tuy nhiên, sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hoặc chỉ định mổ luôn, hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ định từ cơ sở y tế bạn theo khám trực tiếp.

Việc chờ tới khi chuyển dạ mới mổ hay chủ động mổ trước còn tùy vào rất nhiều yếu tố. Khi khám, bác sĩ sẽ kiểm độ dày mỏng của thành tử cung, đánh giá tình hình của vết mổ cũ.

Nếu phát hiện thấy bất cứ bất thường hay nguy cơ nào, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ lần 2 để tránh các biến chứng nguy hiểm trong khi chuyển dạ.

sinh mổ lần 2, đẻ mổ lần 2

Sinh con lần nào cũng tiềm ẩn những rủi ro ngang nhau, vì vậy mẹ cần hết sức cẩn thận

Các trường hợp chỉ định đẻ mổ lần 2 sẽ là các mẹ có khung chậu hẹp, đường mổ tử cung là đường dọc, khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn dưới 16 tháng, thai làm tổ ngay trên vết mổ tử cung.

Sanh mổ lần 2 có đau không?

Trước tâm lý lo lắng, sợ hãi của mẹ bầu, các bác sĩ sản khoa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết: “Sinh mổ lần 2 có đau hơn lần 1 hay không phục thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Theo quy trình mổ thì sản phụ sẽ được gây tê tủy sống để không có cảm giác đau đớn và nó có tác dụng trong khoảng vài tiếng.

Sau khi hết thuốc tê, cảm giác đau ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau và trong trường hợp mẹ cảm thấy đau nhức, không thoải mái thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho sản phụ.”

Như vậy tin đồn “sinh mổ lần 2 đau hơn lần 1” là hoàn toàn không có căn cứ vậy nên các mẹ đừng để những lời đồn đại này làm ảnh hưởng đến hành trình vượt cạn của mình.

Và để sinh mổ lần 2 trở nên nhẹ nhàng hơn các mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái và chuẩn bị tâm lý thật vững vàng nhé.

Mổ đẻ lần 2 nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Điều đầu tiên, các mẹ cần nhớ rằng, thời điểm sinh mổ trong lần mang thai thứ 2 sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Với mỗi trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về thời điểm sinh mổ lần 2 khác nhau, sao cho đảm bảo an toàn và tốt nhất cho cả 2 mẹ con.

  • Trong trường hợp sức khỏe của người mẹ tốt, không có các triệu chứng bất thường trong suốt thai kỳ thì có thể sinh lần 2 khi thai được 39 tuần tuổi. Đây là thời điểm tốt nhất để em bé phát triển tối đa và cơ thể mẹ vẫn có thể đáp ứng được.
  • Trong trường hợp sức khỏe bà mẹ không tốt, có tiền sử bị thai lưu, thai ngoài tử cung, đã có can thiệp y tế để bỏ thai thì nên đến bệnh viện sớm để được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, mẹ cần sinh mổ khi thai được 38 tuần tuổi là an toàn nhất.

Các mẹ chú ý, ở tháng cuối thai kỳ nên tới bệnh viện thăm khám định kỳ và đăng ký lịch mổ nhé. Tránh để tới khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ mới mổ sinh.

sinh con lần 2 8

Thời gian mẹ đẻ mổ lần 2 cũng cần theo chỉ định của bác sĩ

Vì có thể khi đó, thai đã quá to, ảnh hưởng tới vết mổ cũ của mẹ, không những thế nó còn làm cho mẹ phải chịu đau đẻ hai lần (đau do chuyển dạ và đau đẻ mổ).

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ phải kiểm tra đầy đủ tất cả các chỉ số thai nhi gồm: độ dày mỏng của thành tử cung; nhịp tim thai, cân nặng, chiều dài thân… và đồng thời đánh giá về hiện trạng của vết mổ cũ.

Nếu có bất thường về sức khỏe của thai nhi hay của mẹ, bác sĩ ngay lập tức sẽ chỉ định sinh mổ lần 2 chủ động nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

Sinh mổ lần 2 cần chuẩn bị gì?

Nếu lỡ mang bầu lần 2 trước 24 tháng, các chị phải đi kiểm tra ngay để bác sĩ xác định xem cơ thể có đủ dể mang thai hay không.

Kiểm tra tình trạng của “vết mổ”

Khác với lần đầu tiên, siêu âm khi mang thai lần 2 không chỉ đơn giản để kiểm tra sức khỏe thai nhi mà còn để kiểm tra tình trạng vết mổ cũ của mẹ bầu.

Trong khi đi khám, mẹ bầu cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về lần sinh trước như thời gian mổ, lý do mổ, thời gian phục hồi, biến chứng sau sinh…

sinh con lần 2 5

Chuẩn bị kỹ tâm lý và khám thai thường xuyên là bí quyết giúp mẹ vượt qua mổ đẻ lần 2

Cẩn trọng với dấu hiệu bất thường

Tuy rất hiếm sảy ra, nhưng vẫn không ít trường hợp các vết mổ lần đầu bị nứt trong lần mang thai thứ 2. Đây là tình trạng cực kì nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của mẹ.

Chính vì vậy, bà bầy phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra vết mổ cũ, nếu xuất hiện những cơn đau, màu sắc bất thường, mẹ phải báo cho bác sĩ ngay.

Chọn bác sĩ mổ có chuyên môn tốt

Sinh mổ lần 2 không hề đơn giản như lần 1. Bác sĩ mổ đẻ lần 2 phải là người có chuyên môn tốt để kịp thời xử lý những vấn đề bất thường xảy ra.

Dựa vào kinh nghiệm đã có, mẹ bầu hãy cố gắng tìm hiểu, lựa chọn vị bác sĩ giỏi để đón con chào đời nhé!

Mổ đẻ 2 lần có sinh con thứ 3 được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, dù sinh con theo cách thức nào, tự nhiên hay mổ, mẹ đều có nguy cơ cao gặp nguy hiểm nếu cơ địa yếu, sức khỏe không ổn định.

Chẳng phải chờ đến lần thứ 2 hay thứ 3, không ít mẹ ngày từ lần sinh nở đầu tiên đã gặp phải biến chứng và tử vong.

Có một điều chắc chắn rằng, trải qua nhiều lần sinh nở, sức khỏe và sức chịu đựng của phụ nữ giảm đi rõ rệt. Do đó, ngay cả khi trong thai kỳ, mẹ bầu mang thai nhiều lần cũng có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Càng sinh con nhiều lần, nguy hiểm càng tăng bấy nhiêu. Do đó, mẹ bầu mang thai lần 2 hay 3 cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt, để bảo vệ an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Nguồn: Gia đình Việt Nam