Sinh non nặng vẻn vẹn 450 gam và 'không có ruột', cậu bé vẫn sống sót kỳ diệu
Daniel Breyts và Jessica Novac là cặp vợ chồng đến từ Wheatfield, Ấn Độ không may sinh non cậu bé Rowan trước 3 tháng so với dự kiến. Chưa kịp vui mừng, chỉ vài ngày sau đó, họ được bác sĩ nói rằng cần chuẩn bị lời từ biệt vì cậu bé mắc bệnh viêm ruột hoại tử sơ sinh. Đây là một bệnh lý đường tiêu hóa nặng, khiến phần ruột dần hoại tử cho đến hết. Không có ruột, cậu bé sẽ tử vong trong thời gian ngắn.
Cậu bé Rowan lúc mới sinh, nhỏ như một cánh tay và nặng chỉ 450 gam.
Viêm ruột hoại tử là một bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến ruột của trẻ sơ sinh và thường gặp nhất ở trẻ sinh non. Phương pháp điều trị gồm ngừng việc cho trẻ bú sữa công thức và được truyền dịch IV, một ống để loại bỏ chất lỏng dư thừa từ dạ dày và kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Trong trường hợp của Rowan, nếu ruột bị thủng, cần phải phẫu thuật khẩn cấp mà theo các bác sĩ chỉ có tối đa 1% cơ hội sống sót.
“Không có ruột non, Rowan không bao giờ có thể ăn, không bao giờ phát triển và quá nhỏ để sống sót qua cuộc phẫu thuật cấy ghép. Đó là bản án tử hình cho con trai bé bỏng của tôi”, Daniel chia sẻ.
Dù được thông báo con trai Rowan chỉ có thể sống thêm 2 - 3 tháng, nhưng Daniel và Jessica không bỏ cuộc và liên tục tìm kiếm cơ hội. Họ tiếp liên lạc với Bệnh viện Trẻ em Riley ở Ấn Độ để xem xét tình trạng của Rowan. Sau khi kiểm tra các bác sĩ tại đây đã đồng ý tiếp nhận trường hợp của Rowan. Chỉ bốn ngày sau, cậu bé được đưa vào phẫu thuật để loại bỏ một phần nhỏ ruột hoại tử và cấy ghép ruột mới.
Cuối cùng phép màu đã diễn ra, hai tháng sau, Rowan vẫn hoàn toàn khỏe mạnh với đường ruột sau khi cấy ghép dài 71cm. Mặc dù vẫn hơi ngắn so với kích thước đường ruột trung bình của trẻ sơ sinh là từ 100 đến 120 nhưng Rowan sẽ không phải thực hiện thêm phẫu thuật cấy ghép nào nữa. Bảy tháng trôi qua, cậu bé đã hồi phục và ra viện.
Cậu bé từng chỉ còn cơ hội sống chưa đầy 1% hiện nay đã vượt qua cơn nguy hiểm và sống khỏe mạnh.
Tuy nhiên, Daniel và Jessica vẫn phải có chế độ chăm sóc riêng cho Rowan tại nhà và quay lại bệnh viện để kiểm tra định kỳ.
Viêm ruột hoại tử là gì?
Theo Stanford Health, viêm ruột hoại tử xảy ra ở tối đa 5% trẻ sơ sinh trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Khởi phát bệnh thường xảy ra trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh và trong số những bé được chẩn đoán, khoảng 25% đã tử vong.
Viêm ruột hoại tử là một bệnh đường ruột cấp tính, dễ gặp trong những bệnh tiêu hóa của trẻ.
Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng. Ngay với trẻ sinh đủ tháng cũng có thể mắc bệnh này nhưng tỷ lệ ít hơn. Bệnh viêm ruột hoại tử cấp tính ở trẻ em gặp nhiều vào mùa hè và mùa thu. Các dấu hiệu của bệnh là:
- Đau bụng: Trẻ mắc bệnh mới đầu đau bụng nhẹ, sau đó nặng dần và kéo dài, dữ dội từng cơn. Thường đau ở quanh rốn hoặc vùng bụng trên.
- Nôn: Sau khi xuất hiện đau bụng khá lâu, trẻ có thể buồn nôn. Thứ nôn ra là chất hòa tan trong dạ dày, có thể chứa mật gan, nặng có thể nôn ra chất giống màu như cafe.
- Đi ngoài và đại tiện ra máu: Sau khi đau bụng khá lâu, xuất hiện đi ngoài, phân loãng màu vàng hoặc giống canh trứng, số lần không ổn định.
- Mất nước và mất máu: Khi bệnh tiến triển nặng dần, thường phát sinh mất nước, dung lượng máu giảm, natri thấp, kali thấp và trúng độc axit, khiến bệnh nguy hiểm hơn.
- Triệu chứng nhiễm độc trong máu: Do sự hấp thụ của thành ruột hoại tử và chất độc, đa số trẻ em mắc bệnh ban đầu bị sốt, tinh thần sa sút bất an hoặc thèm ngủ, sắc mặt nhợt nhạt.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Nuôi sống bé trai sinh non nặng 600g ở Nghệ An
- Cặp sinh non “tí hon” 25 tuần tuổi được nuôi sống kỳ diệu
- Cô bé sinh non 5 ngày tuổi và ca phẫu thuật nghẹt thở
- Nguyên nhân sinh non và các rủi do mẹ bầu dễ gặp phải
- Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị hội chứng đột từ trẻ sơ sinh
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua