Dòng sự kiện:

Sốc: Pin không thể làm bánh chưng nhừ, giữ lá còn xanh

02:42 05/02/2016
Đó là lời khẳng định của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội).
Theo tin tức từ Khám phá, thời gian gần Tết là thời điểm rộ lên các thông tin về việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Điển hình trong số đó là thông tin luộc bánh chưng bằng pin với mục đích giúp cho bánh nhanh chín và có màu xanh bắt mắt.

Theo đó, nhiều người bán hàng truyền tai nhau “bí quyết” để tiết kiệm thời gian nấu bánh là dùng lõi pin cho vào khiến bánh vừa nhanh chín, vừa có màu đẹp.

Ảnh minh họa.

Những thông tin đó khiến những gia đình bận rộn, rơi vào “tình thế” bắt buộc phải mua bánh chưng ở chợ về ăn Tết rất lo lắng.

Trao đổi trên báo Tri thức trực tuyến, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, cho pin vào nồi bánh chưng không hề có tác dụng làm cho bánh nhanh nhừ và giữ lá còn xanh như tin đồn mà còn gây rất nhiều tác hại bởi những hóa chất độc hại trong pin. Không có cơ sở khoa học cho việc này. Trường hợp người dân không hiểu biết cho pin vào nấu bánh chưng sẽ rất tai hại.

Pin là thứ không được phép dùng trong sản xuất và chế biến bất cứ loại thực phẩm nào bởi có rất nhiều hóa chất, trong đó còn chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium… rất độc hại đối với não, thận, hệ thống tiêu hóa và sinh sản của con người.

“Chì, Magie, Mangan trong pin sẽ thôi ra khiến người ăn bị ngộ độc. Nhẹ, tức thời sau khi ăn ít, chúng ta sẽ bị ngộ độc tiêu hóa, nặng hơn và lâu dài, chúng sẽ tích lũy trường diễn và tiềm ẩn ung thư. Người ta đã khuyến cáo trẻ con không được chơi pin bởi thực tế, có nhiều trẻ cầm pin chảy nước đã bị bong da. Điều đó cho thấy nó là chất độc. Nếu dùng trong thực phẩm thì quả thực rất tai hại”, PGS Thịnh cảnh báo.

Ví dụ với chì có trong pin, tùy theo lượng chì đưa vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Hàm lượng chì quá cao sẽ gây tổn thương gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh... Chì nhiễm vào máu sẽ gây thiếu máu, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, khi nhiễm độc chì còn gây di chứng mù lòa. Trong đó, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn hơn cả khi bị nhiễm do có khả năng hấp thu và nhạy cảm với chì cao hơn. Việc luộc ngô với pin sẽ khiến trẻ ngô nhiễm chì, từ đó suy giảm trí tuệ, lùn, khả năng học kém, rối loạn tư duy.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, để nhận biết bánh luộc bằng pin bằng trực quan không dễ.

Tuy nhiên, có thể căn cứ vào phần vỏ lá và bánh bên ngoài, cẩn thận với các bánh có màu xanh mướt hơn thường. Bánh chưng luộc theo phương pháp truyền thống, thời gian luộc khoảng tầm 8-10 giờ, lá thường ngả màu, hơi vàng và khó xanh mướt.

Thêm nữa, bánh chưng bị ép chín nhanh nên bánh sẽ không được dẻo, thơm mùi vị đặc trưng giống như bánh chưng luộc thông thường.

Khánh Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

[mecloud]dDtjDmNAhK[/mecloud]