Stephen Hawking: Từ bệnh nhân xơ cứng teo cơ tới thiên tài vật lý
Giáo sư Stephen Hawking (trái) cùng em gái Mary. Hawking chào đời ngày 8/1/1942 ở Oxford. Gia đình ông chuyển đến đây từ London nhằm tránh những lần Đức ném bom hồi Thế chiến 2. Cả bố và mẹ của Stephen đều học tại Đại học Oxford, sau đó đến lượt ông cũng lấy tấm bằng vật lý ở ngôi trường này. Rời Oxford, ông vào Đại học Cambridge để nghiên cứu cao hơn về khoa học vũ trụ. Ảnh: Telegraph.
Ông Hawking trong một buổi nói chuyện ở Đại học Princeton ở New Jersey, Mỹ, năm 1979. Ảnh: AFP.
Ông Hawking trao đổi cùng người trợ lý nghiên cứu Colin Williams tại Đại học Harvard vào tháng 4/1984. Những công trình của Hawking trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ khám phá về nguồn gốc vũ trụ, thăm dò tiềm năng của việc du hành thời gian cho tới bí ẩn đằng sau hố đen. Ảnh: AFP.
Ảnh chụp Giáo sư Hawking tại Đại học Cambridge năm 1985. Cuộc đời ông là những chuỗi ngày sống chung với căn bệnh xơ cứng teo cơ (ALS) và tìm kiếm lời giải cho những bí ẩn của vũ trụ. Ảnh: AFP.
Ông Hawking đi cùng người vợ đầu tiên, bà Jane, và con trai đến nhận bằng danh dự tại Đại học Cambridge. Khi ông chuẩn bị kết hôn lần đầu năm 1964, bác sĩ chẩn đoán Hawking có thể không sống quá 3 năm do chứng bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, diễn tiến bệnh sau đó bất ngờ chậm lại. Họ thậm chí đã có con với nhau. Sau đó, ông dần dần có thể giao tiếp lại thông qua dụng cụ hỗ trợ, và biên soạn bộ sách quý giá cung cấp kiến thức mới mẻ về vũ trụ. Ảnh: Guardian.
Bà Elaine Mason trở thành người vợ thứ hai của ông Hawking sau khi họ hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn tại văn phòng ở Cambridge. Ảnh: PA.
Ông Hawking xuất hiện trên một chương trình truyền hình năm 1988. Đây là khoảng thời gian ông được biết đến như một hiện tượng, sau khi ông hoàn thành quyển sách Lược sử thời gian (A Brief History of Time). Đến nay nó được bán ra hơn 10 triệu bản. Ảnh: Rex.
Một cảnh trong bộ phim tài liệu về Stephen Hawking được thực hiện năm 1992, tái hiện lại quá trình ông hoàn thành cuốn sách Lược sử thời gian và những nghiên cứu ban đầu về vũ trụ. Ảnh: Rex.
Ông Hawking tận hưởng chuyến tham quan bằng khinh khí cầu trong dịp mừng sinh nhật lần thứ 60 vào tháng 3/2002. Trong một quyển hồi ký, Hawking cho biết ông thường được hỏi: bị ALS thì sao? "Câu trả lời là, không nhiều lắm. Tôi cố gắng sống một cuộc đời bình thường nhất có thể, không nghĩ về tình trạng của mình, không hối hận những điều mà mình không thể làm, mà cũng không nhiều những điều như thế lắm". Ảnh: Rex.
Ông Hawking gặp gỡ Giáo hoàng Benedict XVI vào năm 2008. Ảnh: Rex.
Ông Hawking được Tổng thống Obama trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống, giải thưởng dân sự cao quý nhất của nước Mỹ, vào năm 2009. Ảnh: Rex.
Ông Hawing gặp gỡ Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại một sự kiện gây quỹ hỗ trợ người khuyết tật diễn ra ở cung điện St James năm 2014. Ảnh: Rex.
Năm 2012, tại thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympics) ở London, ông Hawking được mời đến phát biểu trong đêm khai mạc để truyền cảm hứng đến các vận động viên. Ảnh: AP.
Ông Hawking trong một lần về thăm lại ngôi trường phổ thông của ông, trường St Albans, để nói chuyện về nguồn gốc vũ trụ. Ảnh: Rex.
Sau rất nhiều công trình nghiên cứu về vũ trụ, nhà vật lý thiên tài được trải nghiệm cảm giác trong môi trường không trọng lực. Stephen Hawking cũng là một trong những nhà khoa học hay lên tiếng về các vấn đề chính trị xã hội. Ông cảnh báo rằng tương lai của nhân loại chính là vũ trụ ngoài kia. Ảnh: AP.
Diễn viên Eddie Redmayne và ông Hawking trong buổi ra mắt phim tái hiện chân dung và cuộc sống của nhà vật lý người Anh, bộ phim Thuyết vạn vật (The Theory of Everything), tại Odeon vào tháng 12/2014. Ảnh: Rex.
Ngày 14/3 (giờ Việt Nam), báo chí Anh đưa tin ông Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76 tuổi. "Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời vũ trụ học đã tắt", tờ Guardian viết. Ảnh: AP.
Theo Zing.vn
- Những tiên đoán để đời của Stephen Hawking
- Nhà khoa học lừng danh Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76
- Cậu bé 11 tuổi có IQ cao hơn cả Albert Einstein, Stephen Hawking
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua