Dòng sự kiện:

Sự khác biệt khi đón Giáng sinh các nước qua tranh vẽ độc đáo

02:05 25/12/2015
Nghệ sĩ Marie Muravski đã khắc họa những bức vẽ về truyền thống đón Giáng sinh của các nước cực kỳ độc đáo.

[mecloud]egzUN8Sq9m[/mecloud]

Một trong những ngày lễ lớn được tổ chức tưng bừng ở nhiều nơi trên thế giới đó là dịp Giáng sinh. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có cách ăn mừng khách nhau, nhưng đều chung mục đích mong muốn gặp nhiều an lành, hạnh phúc

Nghệ sĩ Marie Muravski đã khắc họa những bức vẽ về truyền thống đón Giáng sinh của các nước cực kỳ độc đáo.  

Úc – Hoa anh đào nở: Vào ngày 4 tháng 12, ngày của Thánh Barbara, một cành hoa đào nhỏ được đặt trong một cốc nước. Nếu hoa nở trước đêm Giáng sinh, đó là một điều may mắn và báo hiệu nhà sắp có đám cưới.

Ý – Những chiếc quần sặc sỡ: Cả nam và nữ đều mặc đồ lót sặc sỡ vào đêm Giáng sinh để mang may mắn cho năm tới. Những người hy vọng có được vận may nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

Ở Ukraina thì Giáng sinh có vẻ giống với lễ Halloween hơn, bởi người dân nơi đây thường trang trí cây thông với mạng nhện. Theo họ, một con nhện ma thuật sẽ đến thăm gia đình nghèo vào dịp Noel và quay các mạng nhện trong nhà thành vàng và bạc.

Ở nước Anh, cây tầm gửi là biểu tượng của sự sống và sinh sản. Nụ hôn dưới cây tầm gửi từng rất thịnh hành tại Anh vào thế kỷ thứ 18. Đặc biệt, điều kỳ diệu này còn lan tỏa tới các bữa tiệc Giáng sinh ở nhiều nơi trên thế giới.

 

Belarus – Cho gà trống quyết định: Những đống ngô được đặt dưới chân những phụ nữ chưa lập gia đình trước khi thả gà trống. Gà trống ăn đống ngô ở chỗ người nào thì người đó sẽ là người tiếp theo tổ chức đám cưới.

 

Phần Lan – Hộp thiếc nóng chảy: Vào năm mới, người dân đổ thiếc nóng chảy vào nước lạnh. Hình dạng sau khi thiếc nóng chảy được dùng để dự đoán tương lai.

Thụy Điển – Hạt hạnh nhân trong bánh pudding: Bất cứ ai tìm thấy hạt hạnh nhân trong bánh pudding gạo Ris à la Malta sẽ lập gia đình trong năm đó. Những người độc thân vui vẻ nên chọn bát bánh thật cẩn thận!

Cộng hòa Séc – Quăng giày: Phụ nữ độc thân thử cơ hội lập gia đình trong năm tới bằng việc quăng một chiếc giày qua vai. Nếu mũi giày hướng về phía cửa trước, điều đó báo hiệu một đám cưới sẽ diễn ra trong năm tới.

Tại Caracas, Venezuela, người dân địa phương có truyền thống đi tới nhà thờ trên các đôi giày patin vào mỗi dịp Giáng sinh.

Haiti – Chiếc giày đầy rơm: Trẻ em thường chất đống rơm trong giày và để dưới cây thông Giáng sinh, hy vọng ông già Noel sẽ lấy chiếc giày và thay thế bằng những món quà.

Theo truyền thống, lễ Giáng sinh là dịp duy nhất những người đàn ông Inuit phục vụ mọi thứ vợ yêu cầu. Nhưng điều này không kéo dài được bao lâu. Sau khi ngày lễ kết thúc, những người phụ nữ Inuit lại phải đợi tới mùa Noel năm sau chồng phục vụ cho mình tách trà ngon.

Nhật Bản cũng đón Giáng sinh khá lớn như các nước khác trên thế giới nhưng thay vì ăn gà tây vào đêm Noel, những gia đình người Nhật sẽ đổ xô đến các cửa hàng KFC để ăn gà rán. Chuỗi nhà hàng này luôn phải hoạt động hết công suất mỗi khi mùa Giáng sinh về.

Mexico – Đêm của những củ cải đỏ: Vào ngày 23 tháng 12, tại thành phố Oaxaca, các gia đình thường tái hiện các hoạt cảnh trong kinh thánh. Củ cải đẹp nhất sẽ được trưng bày tại quảng trường thành phố.

Vào Noel, các bạn trẻ Mexico có thói quen khắc lên củ cải để tái hiện lại lịch sử ngày lễ.

Caga Tio là một nhân vật vui vẻ làm từ khúc gỗ mà người xứ Catalan cho ‘ăn kẹo’ suốt đêm trước Giáng sinh. Tuy nhiên, vào đêm Giáng sinh, người ta sẽ dùng que đánh cho nó nhả kẹo ra.

Ba Lan – Rút rơm: Trong Wigilia, đêm Giáng sinh, ngọn rơm được để dưới tấm trải bàn tượng trưng cái máng nơi Chúa sinh ra. Các vị khách sẽ lần lượt rút một cọng rơm: màu xanh tượng trưng cho may mắn hoặc hôn nhân, và màu vàng ‘nhắn nhủ’ rằng năm mới, bạn vẫn FA.

Ở Thesaly (Hy Lạp), các chàng trai sẽ cầm nhánh cây tuyết tùng, còn các cô gái cầm nhánh hoa anh đào trắng đặt vào ngọn lửa. Nhánh cây nào được đốt cháy nhanh hơn chứng tỏ sẽ gặp nhiều may mắn và sớm có đám cưới.

Mỹ - Dưa muối trên cây thông: Nhiều bang tại Mỹ trang trí cây thông theo cách chẳng giống ai, đó là treo dưa muối trên cây thông. Truyền thống này bắt nguồn từ thời Nội chiến, binh nhì John C.Lower do lo sợ sẽ chết đói trong đêm Giáng sinh đã cầu xin đội trưởng một ân huệ. Ông ta bị thuyết phục rằng, hành động nhân từ đã cứu sống mình, và vì thế truyền thống này ra đời.

Đến nay, việc mọi người trao nhau nụ hôn đêm giao thừa đã trở thành thói quen. Nhưng thói quen này đến từ đâu vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Có thể nó bắt nguồn từ ngày lễ hội La Mã cổ của người Satunalia. Dù không biết nguồn gốc thế nào nhưng thói quen này được lan rộng và lưu truyền tới ngày nay.

Minh Sang (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]EL2XRDsFqI[/mecloud]