Sự thật về "công chúa Hằng Nga" nhảy nhạc vũ trường cứu nhân độ thế
Ngày 11/11, ông Dương Văn Kiệt – Phó Chủ tịch xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) xác nhận thông tin trên. Ông Kiệt cho biết, địa phương đã nắm tình hình và cử cán bộ đến gia đình bà Nguyễn Thị Mỹ Châu (SN 1981, ngụ ấp 5A, xã Trường Xuân, người tự xưng “công chúa”) để tuyên truyền, vận động.
Ông Kiệt – Phó Chủ tịch xã Trường Xuân đang trao đổi vụ việc.
Được biết, liên tục những ngày qua, tại Đồng Tháp và các tỉnh lân cận, hay cả cộng đồng mạng phải phát sốt khi chứng kiến cảnh uốn éo, nhảy múa của “công chúa” bằng tiếng nhạc vũ trường sôi động ở nơi thờ cúng tôn nghiệm để chữa bệnh.
[mecloud]qM259GOuE4[/mecloud]
Những cảnh phản cảm này, được quay thành clip rồi tung lên mạng. Thậm chí, “công chúa” còn đăng tải hàng loạt hình ảnh “tự sướng” lên các trang mạng xã hội để mọi người tham gia bình luận và nhận lấy nhiều lời chỉ trích.
“Công chúa Hằng Nga” đang trao đổi với PV.
Bà Nguyễn Thị Phụng (SN 1957, mẹ của Nguyễn Thị Mỹ Châu) cho biết: “Tôi từng là cán bộ hưu trí tại địa phương nên chấp hành đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian Châu hay ngất xỉu thì gần đây khi ngủ dậy, "Công chúa Hằng Nga" lại nói với gia đình rằng, có thể chữa bệnh cho dân bằng phương pháp lấy thuốc dán lên người bệnh rồi cho họ uống nước suối sẽ khỏi”.
"Công chúa" trong một lần chữa bệnh.
Cũng theo bà Phụng, Châu chỉ làm từ thiện, không lấy tiền bất cứ ai. Ngoài ra, cô thường xuyên lấy tấm lòng mình để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh bằng tiền, gạo,… Tiếp lời, “công chúa” cũng khẳng định với PV, việc mình làm đều xuất phát bằng tâm, hoàn toàn miễn phí.
Ảnh "tự sướng" của "Công chúa" được đăng tải trên trang xã hội.
Trái với nguồn thông tin trên, nhiều độc giả đã cung cấp cho PV một số mẫu giấy “Cảm tạ” đề Hội chữ thập đỏ xã Trường Xuân - Tổ từ thiện Hai Phận ấp 5A, có in hình ảnh của “Công chúa Hằng Nga” để quyên góp tiền từ thiện của người hảo tâm, nhằm trục lợi mà không thông qua chính quyền địa phương.
"Công chúa" tạo dáng làm duyên trông khó hiểu.
Trao đổi với PV Người Đưa Tin về vấn đề này, ông Đặng Hoàng Tuấn – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Trường Xuân khẳng định: “Giấy cảm tạ” nêu trên là do bà Châu tự làm và chưa hề thông qua địa phương. Riêng Tổ từ thiện Hai Phận (của cha Châu) thuộc Hội Chữ thập đỏ xã, chỉ hoạt động trong phạm vi mà pháp luật cho phép”.
Giấy “Cảm tạ” trái quy định.
Qua tìm hiểu PV được biết, Châu sinh ra và lớn lên trong gia đình có hai chị em. "Công chúa" này có chồng và 2 con đang sống cùng mẹ ruột. Ngoài việc kinh doanh hát Karaoke tại nhà, Châu còn mở thêm quán nước và bày bán hàng tạp hóa linh tinh.
Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ và có hướng xử lý theo quy định pháp luật.
Theo Người đưa tin
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua