Sự thực nước mắm nhiễm asen khiến người tiêu dùng hoang mang
Liên quan đến việc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) công bố kết quả kiểm nghiệm mẫu nước mắm lấy trên thị trường với 67% mẫu nhiễm asen (thạch tín) vượt ngưỡng, nước mắm độ đạm càng cao tỷ lệ nhiễm càng cao đã khiến người tiêu dùng hoang mang. Trao đổi trên báo Trí thức trẻ, PGS.TS Trần Hồng Côn công tác tại Khoa Hoá học, Trường ĐH KHTN - ĐH QG Hà Nội là một chuyên gia có hàng chục năm nghiên cứu về arsen, cho biết: "Tôi cho rằng công bố như vậy là rất vô trách nhiệm! Vì không nói rõ cái gì cả, không nói rõ cơ quan phân tích, không nói rõ cái sai số... Cá nhân tôi coi đó như một thông tin lá cải!
Arsen là một nguyên tố vi lượng rất cần đối với cơ thể con người. Với lượng cho phép, khi đi vào cơ thể thì cơ thể sẽ đào thải được.
Vấn đề ở đây là phải công bố như thế nào để người dân hiểu, khách quan, chứ công bố như báo chí đã đưa vừa qua thì tôi thấy rất không chuyên nghiệp".
Ông Côn cũng cho biết:
Trong khi đó, trao đổi trên báo Dân trí, một chuyên gia khác của Đại học Bách Khoa khẳng định: “Hàm lượng đạm càng cao thì hàm lượng asen càng cao là hiển nhiên bởi trong quá trình làm nước mắm thì đầu tiên hàm lượng đạm loãng. Muốn nâng cao hàm lượng đạm thì phải cô đặc lại. Giảm bớt hàm lượng nước để hàm lượng đạm nâng lên thì hiển nhiên hàm lượng asen cũng phải tăng lên”.
Trước các thông tin nước mắm nhiễm asen khiến người tiêu dùng hoang mang, thiệt hại cho ngành hàng nước mắm, PGS.TS Trần Hồng Côn tỏ ra rất bức xúc. Ảnh minh họa
Liên quan đến vụ việc, trên báo Gia đình xã hội thông tin thêm, về hàm lượng thạch tín trong nước mắm, bà Trần Thị Dung, chuyên gia Viện Kinh tế - Quy hoạch thủy sản, giải thích bản chất nước mắm đã chứa hàm lượng asen hữu cơ cao do tự có trong thủy sản và hải sản. Tuy nhiên, asen hữu cơ gần như vô hại, thậm chí châu Âu còn cho phép hàm lượng này trong nước chấm lên tới 30 mg/lít. Asen vô cơ mới độc hại, sử dụng liều lượng cao có thể gây tử vong.
Tại cuộc Công bố báo cáo kết quả khảo sát chất lượng nước mắm trên toàn quốc mới đây, ông Vương Ngọc Tuấn, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho biết, không phải ai cũng hiểu rõ và hiểu đúng về thành phần dinh dưỡng, độ an toàn cần có của sản phẩm nước mắm khi sử dụng.
Cùng quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, thông thường vẫn có quan niệm độ đạm (axit amin) càng cao, chất lượng nước mắm càng ngon và tốt.
Tuy nhiên, với nước mắm truyền thống độ đạm chỉ có thể đạt nhiều nhất 25-30 độ. Còn đối với nước mắm công nghiệp, các nhà sản xuất có rất nhiều cách tăng độ đạm bằng phương pháp thủy phân enzim công nghiệp và bổ sung một số chất để tăng độ đạm... Do vậy, theo ông Thịnh, không nên dựa vào độ đạm để đánh giá đó có phải nước mắm ngon hay không.
Mai Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua