Sữa học đường: Không biết con uống sữa gì sao tham gia?
Nhiều trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non ở Hà Nội đã phát thông báo tới phụ huynh học sinh (HS) về việc thực hiện đề án chương trình sữa học đường (SHĐ) đang triển khai. Kèm theo thông báo trên, phụ huynh HS cũng nhận được một văn bản lấy ý kiến về chương trình này. Nội dung lấy ý kiến là đồng ý hay không đồng ý về chương trình SHĐ và lý do nếu không đồng ý đối với chương trình.
Lo lắng chất lượng sữa
Trao đổi với chúng tôi, chị TTH, phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng), cho biết gia đình chị cũng nhận được văn bản lấy ý kiến từ nhà trường. “Nếu SHĐ cung cấp là nguồn sữa sạch, chất lượng đảm bảo thì có tốn nhiều tiền hơn gia đình tôi cũng đóng góp để cho cháu uống. Tuy nhiên, đến giờ chúng tôi vẫn không biết đây là loại sữa gì, thành phần ra sao, chất lượng có đảm bảo hay không, do đơn vị nào sản xuất... Nhất là thời gian qua có nhiều vụ ngộ độc sữa tại nhà trường xảy ra khiến chúng tôi lo lắng…” - chị TTH nói. Chị H. cho hay cũng vì các lý do trên nên gia đình chị chưa đồng ý tham gia chương trình SHĐ cho con.
Bà NTT, hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ, cũng cho hay nhà trường thông báo và họp với các gia đình của các HS từ tháng 8-2018, tuy nhiên đến thời điểm này mới có gần 80% đăng ký tham gia chương trình SHĐ. “Chúng tôi cũng giải thích rõ tinh thần của đề án là Nhà nước hỗ trợ với mục tiêu nâng cao chiều cao của các con, chất lượng sữa được cơ quan chuyên môn kiểm định, đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn nghi ngại, nhiều người không đồng ý cho con mình tham gia” - bà T. nói.
Còn bà KTTN, chủ cơ sở giáo dục mầm non tư thục tại quận Hoàng Mai, thì cho hay cơ sở của bà không tham gia chương trình này vì trong thực đơn của nhà trường cũng đang cung ứng hai bữa sữa/ngày cho trẻ. “Tôi cho rằng nên để cơ sở giáo dục mầm non có một sự tự chủ, linh hoạt trong việc chọn sữa cho trẻ. Bởi chỉ có nhà trường, giáo viên ở trong trường mới biết thể trạng, sức khỏe của trẻ và biết các con yêu thích loại sữa gì để có thể thay đổi thực đơn, chứ không nhất định cứ phải lấy sữa từ một doanh nghiệp sản xuất…” - bà N. nói.
Chương trình sữa học đường còn có những ý kiến khác nhau. Ảnh: HTD
Không có chuyện ép học sinh uống sữa
Trước nghi ngại của dư luận, đích thân ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội, đã phải thông tin, giải thích rõ hơn về chương trình SHĐ tại buổi giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 25-9. Theo ông Tiến, chương trình SHĐ là chương trình hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc các HS tham gia. “Nếu cháu nào đã đăng ký nhưng quá trình uống thấy không có nhu cầu thì có thể dừng. Ngược lại, nếu thấy có tác dụng mà chưa đăng ký thì có thể tham gia. Chúng tôi cam kết không có chuyện ép buộc uống sữa” - ông Tiến nhấn mạnh.
Theo ông Tiến, hiện Sở GD&ĐT TP Hà Nội đang mời thầu các doanh nghiệp sản xuất sữa tham gia đấu thầu cung ứng sữa cho HS tiểu học, trẻ mầm non tại Hà Nội. Thời gian mở thầu từ ngày 11-9 và đóng thầu vào ngày 1-10. Sở GD&ĐT TP Hà Nội đang làm các thủ tục đấu thầu. Ông Tiến cũng bác bỏ các nghi ngại của dư luận về chất lượng, thành phần, hạn sử dụng… “Tôi đảm bảo chỉ có những doanh nghiệp có năng lực mới có thể đáp ứng cung cấp số lượng 1-1,2 triệu hộp sữa/ngày cho toàn bộ trẻ em tại Hà Nội” - ông Tiến nói.
Chương trình SHĐ, đối tượng HS tiểu học, trẻ mầm non (ngoài nhóm đối tượng được hỗ trợ uống sữa miễn phí) sẽ được hỗ trợ 50% tiền uống sữa trong suốt năm học chín tháng với một hộp sữa 180 ml/ngày. Giá sữa tối đa khoảng 6.800 đồng/hộp. Mức hỗ trợ 50% này có 30% từ ngân sách và 20% từ doanh nghiệp cung cấp sữa. 50% còn lại do phụ huynh đóng góp. Thời gian áp dụng chương trình từ năm học 2018 đến hết năm 2020. |
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Bữa sáng với sữa giúp giảm lượng đường trong máu suốt cả ngày
- Trường mầm non ở Hà Nội đề nghị phụ huynh mua báo cho trẻ 3 tuổi!
- Đưa thông tin tiền trường lên Facebook, phụ huynh bị công an mời làm việc
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua