Sức mạnh không ngờ của bữa cơm gia đình khiến nhiều người ngỡ ngàng
Bữa cơm gia đình thay đổi cách ứng xử!
Trong một nghiên cứu mới đây của Tiến sĩ Karen Wu, phó giáo sư khoa Tâm lý Đại học Bang California, Los Angeles thì bữa cơm gia đình không chỉ đem lại sự thoải mái mà còn góp phần thay đổi cách ứng xử.
Nghiên cứu dựa trên 1.476 tình nguyện viên tham gia ở Đại học Cornell đã chỉ ra sức mạnh của kiểu ăn cơm chung này. Theo đó, bữa ăn kiểu gia đình thúc đẩy sự phối hợp bằng cách buộc chúng ta cân bằng nhu cầu của mình với nhu cầu của người khác. Trong lúc ăn, chúng ta phải nghĩ xem mình có đang lấy quá nhiều không, có để lại đủ cho người khác không.
Ảnh m inh họa.
Cuộc sống hiện đại đã đẩy con người xa dần những bữa cơm gia đình. Nhưng giá trị về bữa cơm gia đình, thêm một lần nữa, qua nghiên cứu bằng các con số đã giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của nó.
Rõ ràng bữa cơm gia đình không chỉ là nơi cung cấp dinh dưỡng đơn thuần, đó là nơi tạo giá trị yêu thương, là nơi giáo dục tuyệt vời nhân cách cho những đứa trẻ. Một nhà giáo dục từng nói rằng, nếu trẻ không được hình thành thói quen tốt khi ngồi trên bàn ăn thì có nghĩa nó cũng sẽ không đủ trường thành khi lớn lên.
Nhân cách hay sự giáo dục gia đình đối với một người được thể hiện rất rõ trong bữa cơm gia đình. Bạn ứng xử ra sao với những người thân của mình cũng thể hiện rõ ở thói quen ăn uống trên bàn ăn. Tình cảm và sự quan tâm hay những hờn ghen chất chứa trong lòng, cũng được đo đếm rõ ràng trên mâm cơm.
Bữa cơm gia đình Việt là nơi để trở về!
Bữa cơm gia đình Việt thể hiện rất rõ văn hóa và sự gắn kết các thành viên trong gia đình. Trong bữa cơm luôn có món chính, món phụ như những điểm nhấn trên bàn ăn. Bữa cơm luôn có một bát nước chấm chung, thể hiện cho sự gắn kết của các thành viên. Những bữa cơm cũng là nơi các thành viên phải tuân thủ những quy định đã trở thành nếp nhà: ăn phải mời, người ít tuổi mời người nhiều tuổi, người vai thấp mời người vai cao hơn. Khi ăn nên gắp cho nhau để thể hiện sự quan tâm chia sẻ...
Ảnh minh họa
Vì thế, ai đó ngoài kia còn vội vàng với những bữa nhậu, với những cuộc vui hẳn sẽ thêm một lý do để trở về với gia đình, để sum vầy bên mâm cơm. Ai đó còn để cơn hờn giận vương cả lên bữa cơm, cũng biết nín lại, biết nhún nhường nhau để có được một bữa cơm gia đình đầm ấm, để nếp nhà trở thành điểm tựa vô hình trong mỗi người.
Đã bao lâu rồi bạn được ngồi ăn thực sự bên mâm cơm gia đình? Bữa cơm gia đình, đó là tổ ấm! Bếp còn đỏ lửa, mâm cơm còn rộn ràng niềm vui, thì nơi đó gia đình còn là tổ ấm trong mỗi người.
Những điểm đặc sắc trong bữa cơm gia đình ở các quốc gia Châu Á
Cũng giống như hầu hết các quốc gia ở châu Á, Hàn Quốc xem trọng văn hóa gia đình quây quần bên nhau. Điều này được thể hiện qua việc con cái vẫn sống cùng nhà với bố mẹ và bữa cơm sáng, tối bắt buộc phải có mặt của đông đủ các thành viên. Vậy nhưng, khoảng 3 năm trở lại đây, nét văn hóa sum vầy bên mâm cơm gia đình, cùng kể cho nhau nghe câu chuyện của mỗi người ngày càng phai nhạt, thay vào đó là những bữa cơm 1 mình, khi con người bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, học hành và không còn hứng thú với việc chia sẻ.
Ảnh minh họa.
Người Hàn Quốc không có thói quen ăn sáng bên ngoài. Thay vào đó, họ chọn dùng bữa ở nhà với người thân trước khi mỗi người lên đường cho 1 ngày làm việc và học tập năng suất. Cũng giống như bữa sáng, bữa tối cũng đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt gia đình của người Hàn Quốc. Theo dõi những bộ phim gia đình màn ảnh xứ kim chi, khán giả cũng có thể chứng kiến được những hình ảnh: tại đây, mọi người cùng chia sẻ những câu chuyện thường ngày để từ đó thấu hiểu và rút ngắn khoảng cách với nhau hơn.
Nước láng giềng Trung Quốc, bàn ăn là thể hiện của sự cầu kỳ, tỉ mỉ và những quy tắc phải tuân thủ. Đó là việc tuyệt đối không được hút thuốc trên bàn ăn. Thứ tự ngồi phải theo vị trí ngôi vị trong gia đình. Kể cả là một bữa tiệc có khách mời thì khách cũng phải tuân thủ theo thứ tự mà gia chủ đã chỉ định. Trước khi ăn, người nhỏ tuổi phải mời ông bà, cha mẹ trong gia đình ăn cơm trước rồi mới đụng đũa. Khi ăn một món ăn ngon, đặc biệt là canh hay những món nước, thường thì gây ra tiếng sột soạt khi húp...
So với nhiều quốc gia Châu Á thì Nhật Bản không phải là quốc gia có quá nhiều quy tắc trong ăn uống. Thế nhưng bàn ăn của họ lại đầy tính thẩm mỹ và thể hiện sự tỉ mỉ, chi tiết, cầu kỳ. Thức ăn trên bàn ăn của người Nhật không có món chính món phụ nên các món bày ra đều với số lượng như nhau. Đó là bởi vì văn hóa Nhật không coi cái gì là chính là phụ mà đề cao sự cân bằng. Cũng giống như lời mời trước bữa cơm trong mâm cơm Việt, người Nhật cũng phải mời nhau trước khi ăn và "thông báo" khi kết thúc bữa. Bên cạnh đó người Nhật cũng đề cao không gian riêng cho từng cá nhân, nên bữa cơm gia đình luôn có bộ bát đĩa riêng cho mỗi người và không ai được để tay hay bát lên bàn ăn chung mà phải để vào phần đĩa của mình đã được định sẵn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cách làm 4 món ngon thanh đạm từ đậu phụ đổi vị cho bữa cơm cuối tuần
- Cách làm món Lạp của người Lào đổi vị cho bữa cơm năm mới
- Xúc động bữa cơm bao cấp trong chiều cuối năm rét buốt
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua