Dòng sự kiện:

Sửng sốt cảnh 3 mặt trời mọc cùng lúc tại Nga

14:30 25/11/2015
Một video mới đây ghi lại cảnh tượng 3 măt trời mọc cùng lúc tại Nga khiến nhiều người ngỡ ngàng.

 

 

 

 

[mecloud]QSoG6Vc2xg[/mecloud]

Cảnh tượng kỳ lạ rõ thấy từ dãy núi Ural tới vùng Viễn Đông xa xôi của Nga. Các nhà thiên văn học cho biết, đây thực chất là một ảo ảnh quang học hiếm gặp, có tên gọi là "mặt trời giả" hay "mặt trời ảo", và đôi khi được người dân địa phương coi là điềm xấu.

Một đoạn video mới đây đã  cảnh tượng có "1-0-2" này được một nhiếp ảnh gia ghi tại vùng đất thuộc dãy núi Ural, miền đông nước Nga. Từ những hình ảnh cho thấy, có một Mặt trời ở chính giữa, hai bên có các vầng sáng trông giống Mặt trời nhưng nhỏ hơn và đối xứng nhau.

Theo quan niệm phổ biến lâu nay, hiệu ứng quầng hào quang mặt trời như trên thường báo hiệu sự bắt đầu của một mùa đông khắc nghiệt phía trước.

Các chuyên gia giải thích thêm rằng, hiệu ứng quang học này bắt nguồn từ sự khúc xạ ánh sáng mặt trời xuyên qua các tinh thể băng lơ lửng trong không khí. Ảo giác quang học thường xuất hiện sau khi màn đêm buông xuống và khi nhiệt độ giảm xuống nhanh chóng.

Hiện tượng xảy ra ở độ cao 9,6 - 14,5km phía trên bề mặt Trái đất. Nó cho thấy mặt trời với 2 cái bóng phản xạ ở 2 bên, thường được mô tả là ảo nhật hay "mặt trời ma". Các ảo nhật hình thành khi ánh sáng bị khúc xạ qua các tinh thể băng hình lục giác, chẳng hạn như trong các bông tuyết.

Các tinh thể băng đóng vai trò như lăng kính và bẻ cong ánh sáng truyền qua chúng khoảng 22 độ, trước khi ánh sáng tiếp cận với mắt người nhìn. Khi các tinh thể lún xuống trong không khí, chúng dần sắp xếp thành các hàng thẳng đứng khiến ánh sáng mặt trời khúc xạ theo chiều ngang và tạo ra các ảo nhật.

Tuy nhiên, các tinh thể tồn tại ngẫu nhiên hơn trong các đám mây, tạo ra một vòng hoàn hảo quanh mặt trời - hiện tượng được biết đến với tên gọi quầng mặt trời.

Hiện tượng "mặt trời giả" thường xuất hiện như các mảnh ánh sáng ở mỗi bên mặt trời và về lí thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trên thế giới và vào bất kỳ mùa nào trong năm. Song, trong thực tế, nó rất hiếm khi xảy ra và người dân bản địa cho rằng việc xuất hiện hiện tượng này chính là điềm báo hiệu một mùa đông khắc nghiệt sắp đến. Bên cạnh đó, ánh sáng mặt trời gần như gấp 3 lần so với bình thường khiến việc di chuyển của người dân khó khăn hơn.

[mecloud]gj1OCtJrxD[/mecloud]

Đây không phải là trường hợp đầu tiên, trước đó, Theo Channel4 News, người dân ở khu vực phía bắc Trung Quốc hôm 1/11 chứng kiến hiện tượng ảo giác 3 mặt trời với các quầng sáng như cầu vồng. Nhiều người dân đã đi ra đường để chụp ảnh và quay phim hiện tượng thiên văn học hiếm có này.

Ngọc Diệp (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video đang hot:[mecloud]VuX1s2q7oU[/mecloud]