Tác hại khủng khiếp khi học sinh thiếu ngủ
Buổi nói chuyện “Giúp con học hiệu quả” với Tiến sĩ Giáo dục Kevin Mattingly - Giám đốc học thuật của trường Riverdale (New York, Mĩ), giảng viên Đại học Sư phạm, ĐH Tổng hợp Columbia được diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Có lẽ ai cũng hiểu tầm quan trọng của giấc ngủ. Giấc ngủ giúp não bộ thải độc, tăng cường trí nhớ ngắn hạn và nâng cao chức năng lưu trữ các kỳ ức dài hạn. Nhưng không phải tất cả mọi người kể cả trẻ em thực hiện được ngủ đủ giấc.
Theo một báo cáo gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cứ 3 người Mỹ trưởng thành sẽ có một người không ngủ đủ tối thiểu 7 giờ/ngày.
Theo tiến sĩ Kevin, vấn đề học sinh không ngủ đủ giấc xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Ông đã từng đọc một kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục Hàn Quốc công bố, 765 trường trung học trên cả nước với hơn 82.000 học sinh đang trong tình trạng thiếu ngủ trầm trọng.
Số ý kiến cho biết thời gian ngủ một ngày của mình chưa đến 6 giờ chiếm 43,9%, cấp phổ thông cơ sở chiếm 12% và tiểu học là 3%.
Giảng viên Đại học Sư phạm, ĐH Tổng hợp Columbia Kevin nói: “Trước kia, có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc thiếu ngủ và quá trình lão hóa ở cấp độ tế bào, đồng thời nói về tác hại của thiếu ngủ.
Và nghiên cứu của các chuyên gia từ ĐH Princeton mới đây còn chỉ ra rằng, ảnh hưởng của việc thiếu ngủ không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn trên trẻ em nữa.
Ở độ tuổi còn quá nhỏ, ảnh hưởng từ quá trình lão hóa không để lại dấu hiệu nghiêm trọng, nhưng nhiều khả năng các em có nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến tuổi già sớm hơn bình thường. Tác hại biểu hiện ngay là trí nhớ bị giảm đi một nửa và thiếu tập trung”.
Tiến sĩ Kevin đã kể lại một câu chuyện rằng có một học viên của ông làm bài rất chăm chỉ, hầu hết hôm nào đến lớp cũng hoàn thành bài đầy đủ. Đó là một điều tốt. Ngày đầu tuần, em ấy nhớ khoảng 70% bài tập em làm nhưng đến cuối tuần thì chỉ có 20% lượng kiến thức học viên đó ghi nhớ. Đến thời điểm thi cử, áp lực nặng nề và mất ngủ triền miên, em ấy đã có ý định nộp đơn nghỉ học.
Vì thế, ông hay nói với học viên rằng nếu các em thiếu ngủ và phải thức khuya thì các em đừng cố làm hết bài tập về nhà những môn mà ông dạy.
“Chữa bệnh” thiếu ngủ ở học sinh
“Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), số lượng thời gian con người cần ngủ thay đổi tùy vào độ tuổi.
Theo đó, trẻ em từ 6-12 tuổi cần ngủ 9-12 tiếng một ngày, trẻ trong độ tuổi mới lớn (từ 13-18 tuổi) cần ngủ 8-10 tiếng một ngày. Người từ 18 tuổi trở lên cần ngủ ít nhất 7 tiếng một ngày.
Số giờ ngủ ít hơn mức này được coi là thiếu ngủ”, tiến sĩ Kevin cho biết.
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu ngủ trầm trọng là áp lực học tập. Lượng kiến thức khổng lồ, các bài tập, bài học quá nhiều, các kỳ thi dồn dập để có thể giải quyết được thì thường mất nhiều thời gian.
Áp lực hơn khi các kỳ thi lớn đến, học sinh tập trung toàn bộ thời gian để ôn tập không có thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, chưa biết cách phân bổ thời gian sinh hoạt hợp lý cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu ngủ hiện nay.
Tuy nhiên, thiếu ngủ đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học của học sinh. Nó không đơn giản là thiếu ngủ là ngủ bù.
Phụ huynh N.V.Hương (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có con hiện theo học năm cuối bậc THCS, chia sẻ: “Con nhà tôi đang ôn luyện để tham dự kì thi Học sinh giỏi thành phố nên áp lực học tập cao, ngày nào cũng học ba ca từ sáng tới tối, nhất là trước ngày thi mấy hôm hay bị mất ngủ. Biết con thiếu ngủ nhưng tôi cũng không biết làm gì ngoài động viên con và cho con ăn uống đủ chất”.
Giám đốc học thuật của trường Riverdale (New York, Mĩ) cho rằng, để học tập mỗi ngày hiệu quả và không phải thức khuya dậy quá sớm, việc quản lý thời gian rất quan trọng.
Ông Kevin đã chỉ ra các cách giúp giấc ngủ của trẻ tốt hơn chính là tập thể dục, ăn uống đủ chất và dành thời gian tham gia hoạt động xã hội.
Nguồn; Gia đình Việt Nam
- Bệnh trầm cảm ở học sinh: Cần phát hiện và can thiệp sớm
- Vụ hàng trăm học sinh ở Ninh Bình nghi ngộ độc: 'Ruốc gà có mùi kinh lắm con không ăn'
- Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này
- Trước khi muốn con thành ông nọ bà kia, cha mẹ cần nhớ dạy con 10 điều quan trọng này
- Muốn dạy con trở nên xuất chúng thì cha mẹ đừng nuông chiều 5 điều này
- Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: 'Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt'
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua