Dòng sự kiện:

Tai hại khi bố mẹ cãi nhau trước mặt con

01:56 25/09/2015
Cha mẹ cãi nhau trước mặt con cái sẽ gây ra hậu quả như thế nào với con trẻ?

 [mecloud]pjX5aWUqML[/mecloud]

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ phải sống trong cảnh gia đình không hạnh phúc bố mẹ thường xuyên cãi cọ còn bị tác động nhiều hơn những đứa trẻ bố mẹ bỏ nhau.

Vì vậy dù xung khắc nhau nhưng vợ chồng vẫn cần tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe ý kiến của nhau để đi đến một quyết định hay một giải pháp hợp lí nhất. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực hơn đến trẻ.

Trong cuộc sống hôn nhân, khó tránh khỏi những lúc vợ chồng bất đồng quan điểm. Những cuộc tranh luận nặng nề dẫn đến cãi vã. Nhưng tranh luận mà có cãi cọ, chửi bới, gọi cả tên nhau ra, sỉ nhục nhau thì thật sự là một điều tai hại. Nếu bạn thể hiện một thái độ lấn át, bắt nạt chồng/vợ mình thì như một hệ quả trẻ cũng sẽ bắt chước những hành động đấy của bố mẹ.

Theo các chuyên gia; Trẻ bắt đầu cảm thấy sợ hãi mỗi khi thấy bố mẹ cãi nhau. Sau đó, chúng trở nên chán ghét điều đó. Rồi sẽ tự hỏi ‘Tại sao bố mẹ lại cứ cãi nhau như thế chứ?’. Dần dần, trẻ cảm thấy rơi vài một tâm trạng chán chường, bế tắc, không muốn tiếp xúc với bạn bè và sống thu mình lại.

Hạn chế những chấn động tâm lý cho trẻ

Khi trẻ chứng kiến được những xung khắc không hay giữa bố mẹ, đừng lấp liếm nó đi. Thay vì thế hãy thẳng thấn nói chuyện và xin lỗi con; “Bố mẹ xin lỗi con. Cả bố mẹ và đều cảm thấy rất buồn khi nõi ra những lời không hay như thể.” Đồng thời nói với con rằng cả bố và mẹ đều rất yêu con.

Nhưng bạn nên nhớ một điều rằng điều này không được lạm dụng quá nhiều lần. Nếu sau mỗi lần xin lỗi mà những cuộc cãi vả nảy lửa của hai vợ chồng vẫn tiếp tục xảy ra thì nó chẳng còn có ý nghĩa gì nữa.

Bởi thế những lúc các cuộc tranh luận của hai vợ chồng vẫn chưa đi đến hồi kết, vẫn đang gay gắt thì bạn hãy đi ra ngoài một lúc, để có thể tĩnh tâm lại. Rồi sau đó mới trở về nhà và tiếp tục bàn bạc với vợ/chồng sau khi đã cân nhắc thật cẩn thận.

Tố Tâm (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam