Dòng sự kiện:

Tại sao con tôi lại ích kỷ như vậy?

13:50 28/08/2015
Buổi trưa hè oi nóng, con tôi đòi ăn dưa hấu nên tôi liền chạy ra chợ mua. Vừa về đến nhà, mồ hôi chảy ròng ròng, chưa kịp dựng xe thì con đã chạy ra huých mẹ một cái rồi xì mặt: “Sao mẹ đi lâu thế? Con khát khô cả họng đây này, chết mất!”.
Tôi vội chạy vào bếp rửa dưa, bổ ra và tiện tay thử một miếng xem có ngọt không. Đúng lúc ấy cậu con trai tôi ở phòng khách chạy vào: ‘Ai cho mẹ ăn trước, mẹ trả lại cho con”. Tôi sững sờ không thể tin được là mình vừa nghe con trai nói và ứa nước mắt. Nó thấy tôi khóc thì nói: “Thôi lần này coi như con tha cho mẹ, lần sau mẹ đừng làm thế nữa”. Những lời nói đó chẳng khác gì con dao cứa vào tim tôi….

Nhiều đứa trẻ ngày nay có suy nghĩ ích kỷ, tự coi mình là nhất, không biết quan tâm, chia sẻ với người khác.Nghiên cứu cho thấy khi trẻ 2 tuổi đã bắt đầu có ý thức cá nhân. Hi trẻ phân biệt được mối quan hệ giữa bản thân và thế giới bên ngoài, chúng sẽ không chịu đưa cho người khác những thứ đang cầm trong tay, trừ khi bạn dùng đồ vật khác để trao đổi. Từ đó tâm lý ích kỷ của trẻ bắt đầu bộc lộ.

Trẻ hình thành thói ích kỷ ngoài nguyên nhân chủ quan còn liên quan đến cách giáo dục của gia đình. Với những gia đình ít con, con trẻ như là “mặt trời”của cả nhà và được cưng nựng hết sức. Lâu dần sẽ tạo cho trẻ suy nghĩ sai lầm: “Những thứ mình muốn, những việc mình thích đều có thể đáp ứng đầy đủ”.

Tuy nhiên thói ích kỷ ở trẻ không phải là vấn đề đáng lo ngại mà quan trọng là làm thế nào để trẻ bớt đi tính xấu này, trở nên vị tha hơn?.

Để trẻ học cách chia sẻ với người khác

Tính cách, hành động của cha mẹ là tấm gương phản chiếu, định hướng quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Vì vậy trước tiên cha mẹ hãy là những người vị tha, biết quan tâm, chia sẻ với người khác: có món gì ngon mang chia sẻ với hàng xóm, cho người khác mượn đồ khi họ cần, có gì vui thì chia sẻ với mọi người… để trẻ nhìn vào và dần hình thành những suy nghĩ, hành động tương tự.

Ngoài ra cha mẹ cần tích cực cho con tham gia các hoạt động chung để chúng được học cách chia sẻ ngay trong thực tiễn. Ví dụ như câu chuyện dưới đây:

Thấy Tuấn đang chơi bóng, Long rất muốn chơi cùng nhưng Tuấn kohongđoài hoài gì đến. Tức mình Long nhảy vào đá quả bóng ra xa. Lúc này cha mẹ cần nhắc nhở Tuấn rằng: ‘Long muốn chơi cùng cháu nhưng cháu lại không để ý bạn khiến bạn ấy rất buồn, vì vậy Long có hành động không tốt. Tuấn bỏ qua cho Long được không?”. Đồng thời nói với Long rằng: “Con muốn chơi thì hãy trực tiếp nói với Tuấn, không nên đá bóng của bạn đi như thế”. Qua cách như vậy trẻ sẽ dần hình thành ý thức chia sẻ với mọi người.