Tâm thư nữ sinh lớp 12 gửi Bộ Giáo dục: Làm ơn, đừng tiếp tục thay đổi kỳ thi!
Trước thông tin về dự thảo thi tuyển sinh 2017, một nữ sinh có tên Phương Thảo, học lớp 12 tại TP.HCM đã viết tâm thư gửi Bộ Giáo dục & đào tạo. Bức thư đã nhận được hơn 10 ngàn lượt thích và bình luận cùng nhiều ý kiến bàn luận.
> Những điểm mới trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 cần lưu ý
Nội dung bức tâm thư như sau:
"Gửi Bộ GD&ĐT
Thực sự con không biết các bác có đọc bức thư này hay không, nhưng con vẫn muốn chia sẻ một số điều còn băn khoăn.
Năm nay, con là học sinh cuối cấp chuẩn bị thi THPT. Con biết Bộ GD&ĐT muốn đổi mới, cải cách, cải thiện để kỳ thi tốt hơn, giáo dục tốt hơn nhưng làm ơn hãy lắng nghe ý kiến của những người trong cuộc, đó là thầy cô và học sinh.
Để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, chúng con đã định hướng, chọn môn thi và khối thi, chuẩn bị tâm lý từ cuối năm lớp 11. Vậy tại sao chúng con đang học chương trình SGK từng môn mà tới lúc thi lại làm bài có nhiều môn? Sự thay đổi này khiến thầy cô và chúng con đều không chuẩn bị kịp.
Đặc biệt, với môn Toán, thầy cô dạy theo tự luận sẽ có cách trình bày khác, còn nếu làm theo trắc nghiệm sẽ có kỹ năng giải nhanh hơn cho kịp thời gian. Phương án này sẽ làm cho học sinh chúng con và giáo viên thay đổi 180 độ.
Đúng là trong khoa học tự nhiên có cả 4 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh nhưng thưa Bộ GD&ĐT: Một nhà kinh doanh có nhất thiết phải học môn Sinh? Một bác sĩ có cần thiết phải giỏi Vật lý? Vậy, việc cho thêm môn vào bài thi sẽ làm mất thời gian mà thôi.
Cách thi như vậy sẽ dẫn đến việc chúng con không chỉ học chương trình SGK để biết thêm kiến thức, mà còn phải học để thi. Chúng con không chỉ học tất cả môn và ôn trọng điểm các môn phải thi, mà còn phải học nhồi nhét những môn không liên quan ngành nghề.
Trước đây, chúng con không phải học lệch mà học những thứ có ích. Thứ nhất, học để có công việc ổn định, thứ hai để trở thành người có ích cho đất nước.
Con mong Bộ GD&ĐT hiểu kiến thức là vô tận, không thể bắt chúng con nhồi nhét quá nhiều vào cùng một lúc. Đó có thể gọi là những tri thức có ích bị đè bẹp dưới một đống tri thức khác mà lúc cần những thứ ấy không thể sử dụng ngay được.
Con nghĩ, sẽ là sai lầm khi bắt một con người phải hoàn hảo tất cả những khía cạnh. Ai cũng có thế mạnh riêng của người đó.
Làm ơn, Bộ GD&ĐT đừng tiếp tục thay đổi kỳ thi vội vàng nữa. Chúng con rất áp lực, cộng thêm việc luôn phải nghe ngóng xem thông tin sẽ thay đổi như thế nào để biết cách ôn tập mà "xoay chuyển" theo.
Thưa Bộ GD&ĐT, con muốn hỏi: Tại sao cách thi tuyển của nước ta luôn thay đổi mà vẫn chưa hoàn thiện được? Vậy, thay vì làm chặt chẽ việc thi THPT thì hãy làm chặt những kỳ thi lên lớp để có thể tuyển chọn học sinh kỹ hơn. Điều này sẽ giảm bớt phần nào cho những học sinh cuối cấp, Bộ GD&ĐT cũng không cần đổi mới nhiều nữa.
Con mong Bộ GD&ĐT hãy đọc tâm sự của con!"
Tiểu Vũ
Theo Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua