Tây Ban Nha: Chó mèo có quyền công dân!
Như vậy tức là những chú chó và mèo ở đây sẽ đứng ngang hàng và bình đẳng với hơn 300 cư dân địa phương. Đồng thời, thị trưởng ngoài việc đại diện cho dân thị trấn thì còn đại diện cho cả chó và mèo.
“Chó và mèo sống với chúng ta hơn 1.000 năm nay. Và thị trưởng phải đại diện không chỉ cho con người mà còn các đối tượng khác”, báo Anh Independent dẫn lời thị trưởng Pedro Pérez Espinosa thuộc đảng Xã hội.
Đây là một sáng kiến nằm trong nỗ lực bảo vệ động vật khỏi các hành vi đối xử tàn bạo. Quyết định này nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt từ các tổ chức bảo vệ quyền động vật. “Chúng ta đã trở nên nhân đạo hơn nhờ sự nhạy cảm và trí thông minh của người dân Trigueros del Valle. Đây là một ngày vĩ đại khi các công dân con người và không phải con người đều giống nhau”, tổ chức quyền động vật Rescate vui mừng ra tuyên bố.
“Có vẻ như đây là tuyên bố lịch sử quan trọng, giống như ngày quyền trẻ em lần đầu được thừa nhận”, bà Mercedes Cano, một nhà hoạt động vì quyền động vật, phát biểu trên kênh phát thanh Cope. “Trigueros del Valle là nơi con người yêu động vật, họ có rất nhiều chó và mèo. Con người cùng tồn tại và làm việc với động vật. Chúng tôi không yêu cầu mọi người phải yêu chó, mèo, nhưng họ phải tôn trọng chúng. Nếu bạn tôn trọng chúng, bạn cũng sẽ tôn trọng những người hàng xóm của mình”, bà Cano nhấn mạnh.
Sau khi loài chó và mèo ở đây được công nhận quyền công dân, những người yêu động vật đã “lên tiếng” đòi quyền lợi cho các loài động vật khác như... dê và bò.
Thực tế, xét đến mức độ dã man của những trận đấu bò truyền thống, không ít thị trấn, thành phố của Tây Ban Nha đã loại bỏ lễ hội đấu bò. Năm 2002, thị trấn Manganeses de la Polvorosa ở miền bắc Tây Ban Nha đã xóa bỏ truyền thống mỗi năm vứt một con dê từ tháp nhà thờ xuống đất.
Nhờ nỗ lực của các nhà bảo vệ động vật, đấu bò bị cấm hoàn toàn ở một số khu vực dù chính quyền trung ương ở Madrid vẫn đang cân nhắc thừa nhận đấu bò là một phần di sản quốc gia của Tây Ban Nha.
Trigueros del Valle cũng “ra” luật mới, trong đó có điều khoản: cấm “bất kỳ hành động nào gây ra việc cắt xẻo hay gây tử vong cho công dân không phải con người”. Mặc dù có nhiều kết quả khả quan nhưng các nhà hoạt động vì quyền động vật ở Tây Ban Nha vẫn phàn nàn về việc động vật bị đối xử tàn bạo nhất là vào mùa lễ hội.
Không có truyền thống đấu bò, tại Mỹ, các nhà hoạt động vì quyền lợi động vật lại đấu tranh để đòi sự công nhận lớn hơn đối với loài tinh tinh. Hồi tháng 5, một tòa án ở Mỹ ra phán quyết rằng, 4 con tinh tinh trong phòng nghiên cứu của một trường đại học không thể bị đối xử như tài sản, mà phải được coi là con người. Đó là lần đầu tiên quyền cá nhân được trao cho loài động vật không phải con người.
SÔNG THAO (tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua