"Té ngửa" với loạt bài kiểm tra "bá đạo" của học sinh
[mecloud]bWplxLi9AL[/mecloud]
1 . Bài văn thư gửi 20 năm sau
Với đề bài: “Viết thư gửi tôi 20 năm sau”, Lương Trọng Nghĩa (học sinh lớp 10A2, trường THPT Anh-xtanh, Hà Nội) đã sáng tác một bài văn thú vị và hài hước.
Mở đầu bài làm là hình ảnh của lễ buổi khai giảng năm 2034, khi dó Nghĩa là hiệu trưởng của ngôi trường mình dã theo học.
Ngôi trường hiện lên: “Nơi chúng ta đang có mặt là phòng hội nghị đa chức năng với sức chứa hơn 15.000 người, hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại cùng công nghệ 3D khiến các bạn dù ngồi xa tít ở góc phòng vẫn có thể nghe giọng tôi rất rõ, thậm chí thấy được nốt ruồi phía trên lông mày phải của tôi 3 cm”.
Bài văn với tư duy sáng tạo, ngôn ngữ linh hoạt của Lương Trọng Nghĩa nhận được phản hồi của đông đảo dư luận: “Hay, chất, bá đạo, văn phong khá lưu loát, tràn ngập ý cười”…
[mecloud]NVOPEREHoF[/mecloud]
2 . Bài viết về ông bố lười chỉ thích nằm ườn
Một bài viết thú vị của học sinh đã gây xôn xao dư luận. Bé Đỗ Hồng Anh (8 tuổi) viết: “Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả gia đình cùng dọn, bố trả (chả) dọn rồi xuống chat Za lô (Zalo) với học sinh. Em bé còn phải đút xoài cho bố, từ nay em không làm ô xin nữa. Em rất yêu vừa chứ không yêu lắm”.
Ông bố được miêu tả là anh Đỗ Mạnh Hà (sinh năm 1980) – làm việc tại trung tâm Công nghệ Thông tin – trường ĐH Thương mại Hà Nội. Sau khi được cô giáo chia sẻ, anh Hà đã đăng bài viết thú vị của con lên Facebook cá nhân để sinh viên đọc… cho vui.
Nhanh chóng bài văn này được cộng đồng mạng lan tỏa. Ạnh Đỗ Mạnh Hà xuất hiện trên truyền thông, báo chí, truyền hình về cách nuôi dạy con không theo khuôn mẫu của mình.
[mecloud]W9gLJdvh0L[/mecloud]
3. Bài văn “Miếng thịt định mệnh”
Trong một tiết học, kể chuyện của TS Vũ Thu Hương, học sinh Phúc Hưng – học sinh lớp 5, trường tiểu học Tây Sơn đã viết nên câu chuyện kể về cuộc tranh giành miếng thịt duy nhất trong rừng sâu từ trí tưởng tượng của mình.
Bài văn của Phúc Hưng như sau: “Ở một làng nọ có rất nhiều muông thú. Ở góc làng là hai ngồi nhà bằng cây và rơm. Ngôi nhà đầu tiên là của một bạn Gà, ngôi nhà thứ hai là của một bạn Vịt.
Một hôm cả 2 bạn cùng ra chợ Xe Hơi và ra hàng thịt lợn nhưng chỉ có một miếng cuối cùng. Bác Voi bán hàng bảo phải chia đôi, thế nhưng cả bạn Vịt và bạn Gà đều không đồng ý. Bác Voi thấy thế liền bảo: – Thôi, hai cháu đừng cãi nhau nữa. Chia đôi là được mà.
Thế nhưng hai bạn vẫn cãi nhau và giành lấy miếng thịt. Bác Voi sợ quá liền bỏ việc để chuồn về nhà. Hai bạn vẫn giằng nhau và miếng thịt bị rơi xuống bãi phân bò ngay đó.
Hai bạn liền đánh nhau và bác tổng thống Rừng là bác Sư Tử ra bảo: – Có chuyện gì thế? Bác Sư Tử dứt lời thì bạn Gà quay sang bảo: – Thật là hư đốn, hư, hư tất cả!
Và cuối cùng cả hai bạn cùng vào tù để cải tạo. Đó là tác hại của việc cãi tổng thống Rừng”.
Bài văn nhận được nhiều ý kiến bình luận của độc giả: “Sáng tạo, mang tính ngụ ngôn, hài hước…”.
[mecloud]lPLDKFmYnJ[/mecloud]
4. Điểm 0 với “không có gì để tả”
Đề bài: “Hãy tưởng tượng cảnh trường em 10 năm sau”. Thời gian làm bài là 45 phút nhưng một học sinh đã miêu tả vỏn vẹn 10 câu.
Trong đoạn đầu, học sinh dẫn dắt cuộc gặp gỡ của hai người bạn cũ về thăm trường xưa sau 10 năm. Tuy nhiên, mọi việc bất ngờ xảy đến với “cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi” đã khiến bài văn có câu chốt: “Không còn gì tả!”.
Bài văn bị 0 điểm với lời phê của giáo viên: “Chép phạt 50 lần nội quy môn học và một bản kiểm điểm lớn. Mai nộp cho cô”.
[mecloud]gthisaN7FW[/mecloud]
5. Và 1001 câu trả lời kiểm tra “bá đạo” trên thế giới
Chọn từ điền vào chỗ trống sao cho phù hợp với hình vẽ: Cậu bé này:...a. buồn hay b. vui. Học sinh Judy cảm thấy không phù hợp nên đã thêm vào đáp án: c. Cậu bé này xấu xí.
Đề bài: Để chuyển đổi từ centimet sang mét thì phải làm sao? Học sinh trả lời: Thì bỏ centi đi.
Điền vào chỗ trống: "Tôi kiếm tiền khi ở nhà bằng cách..."
Học sinh trả lời: "Tớ đâu có kiếm tiền"
Biết không làm được bài và sẽ nhận điểm kém, một học sinh đã quyết định "treo thưởng" bằng 1 bức tranh có hai người đàn ông. "Hãy cho anh này thêm điểm, nếu không người này sẽ bị một phát súng" - "Làm ơn hãy làm theo những gì anh ấy nói!"
Không ngờ thầy giáo cũng phê luôn một câu xanh rờn: "Tôi không thỏa hiệp với khủng bố!"
Hãy vẽ một bức tranh miêu tả em sẽ trông như thế nào khi em 100 tuổi. Cậu bé Warren đã vẽ một tấm mộ bia đề tên mình với dòng chữ Rest In Peace.
Anh Tuấn (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
[mecloud]a3ICnWwpCq[/mecloud]
Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này
Trước khi muốn con thành ông nọ bà kia, cha mẹ cần nhớ dạy con 10 điều quan trọng này
Muốn dạy con trở nên xuất chúng thì cha mẹ đừng nuông chiều 5 điều này
Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: 'Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt'
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua