Thay đổi về độc lực Vi rút cúm A (H7N9) với gia cầm, cách ngăn lây sang người
Phát hiện một số thay đổi về độc lực của Vi rút cúm A(H7N9) đối với gia cầm
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, ngày 18/2/2017, WHO đã được thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Trung Quốc về kết quả giải trình tự gien của vi rút được phân lập từ 2 bệnh nhân cúm A(H7N9) tại Quảng Đông, đã phát hiện một số thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) cho thấy vi rút đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
Trước đó, ngày 17/2/2017, theo thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Đài Loan (Trung Quốc) về kết quả giải trình tự gien của vi rút được phân lập từ 1 bệnh nhân cúm A(H7N9) tại Đài Loan (Trung Quốc) cũng phát hiện sự thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
Hiện nay, chưa có bằng chứng về sự thay đổi của vi rút cúm A(H7N9) làm lây truyền dễ dàng từ người sang người. Ảnh minh họa
Sự liên tục thay đổi như là một đặc điểm tự nhiên của vi rút cúm do quá trình tái tổ hợp, do đó quan trọng là phải tiếp tục cảnh giác với sự thích ứng của vi rút cúm gia cầm ở người và các loài động vật có vú khác. Hiện nay, chưa có bằng chứng về sự thay đổi của vi rút cúm A(H7N9) làm lây truyền dễ dàng từ người sang người.
Theo thông báo từ phòng xét nghiệm chuẩn thức của WHO tại Bắc Kinh, trong đợt dịch lần thứ 5 này, có 8/86 (9%) mẫu vi rút cúm A (H7N9) trên người có dấu hiệu chỉ điểm về gen (genetic markers) kháng neuraminidase; tuy nhiên WHO chưa có bằng chứng để khuyến cáo các thay đổi về quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm vi rút cúm A (H7N9) ở người.
Từ tháng 10/2016 đến 22/2/2017 tại Trung Quốc đã ghi nhận 425 trường hợp cúm A(H7N9) ở người. Cho đến nay, tổng cộng 1.223 trường hợp được chẩn đoán nhiễm vi rút cúm A(H7N9) đã báo cáo đến WHO từ tháng 3 năm 2013 trong đó từ tháng 10/2016 đến nay là 425, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2016.
Cách ngăn ngừa lây truyền vi rút cúm A (H7N9) sang người
Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm A (H7N9) sang người, xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Mai Nguyên
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua