Thầy giáo nhặt rác suốt 10 năm giúp học sinh nghèo đóng học phí
He Chun Yu, thầy giáo 44 tuổi tại trường Trung học Linh Sơn (huyện Vọng Khuê, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc), đã quyên góp khoảng 20.000 nhân dân tệ (tương đương 3.000 USD) cho hơn 300 học sinh nghèo trong suốt 10 năm qua. Ông đã đi gom đồng nát bán để có số tiền này.
Theo China Daily, việc làm của người đàn ông 44 tuổi xuất phát từ tuổi thơ khó khăn. Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở tỉnh, thầy He hoàn thành sự nghiệp học hành nhờ người thân và làng xóm xung quanh giúp đỡ tài chính.
Thầy He đã đi nhặt rác suốt hơn 10 năm để giúp học sinh nghèo đóng học phí. Ảnh: China Daily. |
Không thể quên ân tình đó, sau khi tốt nghiệp năm 1998, ông về quê hương công tác.
"Khi biết một số học sinh có thể phải bỏ học vì hoàn cảnh, tôi cảm thấy không thoải mái. Song, tôi không có cách nào tốt hơn để giúp chúng bởi thu nhập của mình khi đó khá thấp", ông nói.
Để giúp học sinh có tiền đóng học phí, thầy He bắt đầu nhặt ve chai, đồng nát trong thời gian rảnh.
"Đối với tôi, thời gian phù hợp nhất để làm công việc này là sau khi học sinh đổ rác vào buổi sáng, trong giờ ăn trưa và sau giờ học", giáo viên này chia sẻ.
Thầy He thường đi nhặt ve chai vào thời gian rảnh. Ảnh: China Daily. |
Thầy He cho hay các đồng nghiệp hay trêu đùa ông với biệt danh "vua rác" trong khi vợ ông thường cằn nhằn về những bộ đồ dính bẩn. "Tuy nhiên, tất cả đều ủng hộ tôi rất nhiều", ông nhấn mạnh.
Việc nhặt rác quyên tiền cho học sinh nghèo đi học của thầy He được biết đến rộng rãi sau khi câu chuyện của ông được phát sóng trên kênh truyền hình địa phương.
Sau đó, sở giáo dục nơi đây quyết định thành lập quỹ trong trường để giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bản thân thầy He cũng đóng góp một phần không nhỏ vào quỹ này.
"Thực tế, những gì tôi có thể làm khá hạn chế. Tôi hy vọng bản thân thể hiện sự ấm áp và mối quan tâm đến những học sinh nghèo gặp khó khăn để khuyến khích chúng kiên trì", ông nhấn mạnh.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Lời phê "bá đạo" của thầy giáo khiến dân mạng phục sát đất
- Jack Ma, từ thầy giáo tiếng Anh nghèo đến tỷ phú thế giới
- Thầy giáo xin ra khỏi ngành sau 16 năm: Không làm tốt, ở lại là tham ô
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua