Dòng sự kiện:

Thay vì vỗ về, chở che, cha mẹ hãy học cách thực hiện 5 điều này để trẻ trở thành người mạnh mẽ, độc lập

Những đứa trẻ có năng lực về mặt cảm xúc, tinh thần và kỹ năng xã hội sẽ trở thành người mạnh mẽ, độc lập và có khả năng thành công cao hơn.

Các bậc cha mẹ dành vô số thời gian để giúp trẻ xây dựng các kỹ năng mà họ nghĩ rằng sẽ giúp trẻ có một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng kỹ năng đọc sách hay bóng đá không thể đảm bảo một cuộc sống hạnh phúc.

Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2015 được ông bố trên Tạp chí Sức khỏe cộng đồng Mỹ cho thấy, các kỹ năng xã hội và cảm xúc là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thành công trong tương lai của trẻ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những đứa trẻ càng có năng lực về mặt cảm xúc, tinh thần và xã hội, càng có nhiều khả năng vào đại học và kiếm được công việc tốt ở tuổi 25. Trẻ em có điểm số năng lực xã hội và cảm xúc thấp có nguy cơ bỏ học cao, vướng vào các rắc rối với pháp lý và vấn nạn xã hội.

Nhưng, một đứa trẻ được đi học đầy đủ không có nghĩa là sẽ có được các kỹ năng cảm xúc cần thiết để thành công. Trên thực tế, một cuộc khảo sát toàn nước Mỹ năm 2015 với 1.502 sinh viên đại học cho thấy 60% sinh viên năm thứ nhất bị hụt hẫng vì không chuẩn bị tâm lý đủ tốt cho môi trường mới. Họ có khả năng đạt kết quả học tập kém và có những trải nghiệm tiêu cực tại trường đại học.

May mắn thay, các kỹ năng xã hội và cảm xúc có thể được luyện tập từ khi còn nhỏ. Một vài chiến lược đơn giản kết hợp với sự tương tác hàng ngày giữa cha mẹ với con cái có thể tạo ra sự khác biệt. Dưới đây là 5 điều cha mẹ thông minh làm để nuôi dạy những đứa trẻ thành công, mạnh mẽ về tinh thần:

1. Nhận biết rõ cảm xúc của con

Phản ứng cả trẻ em thường không tương xứng với hoàn cảnh thực tế. Nhưng việc an ủi con đừng sợ, mọi thứ sẽ ổn thôi cũng không thể khiến đứa trẻ bình tĩnh hơn. Cảm xúc của trẻ lúc đó là có thật. Cha mẹ thông minh dạy cho con biết rằng thứ cảm xúc đó là bình thường và điều quan trọng là cách trẻ ứng phó với cảm xúc đó.

Ví dụ như, họ sẽ dạy con rằng: "Con có thể cảm thấy tức giận khi bị tranh đồ chơi, nhưng đánh bạn là điều không ổn".

Thay vì vỗ về, chở che, cha mẹ hãy học cách thực hiện 5 điều này để trẻ trở thành người mạnh mẽ, độc lập: Thương con đến mấy cũng nhất định phải cứng rắn - Ảnh 2.

2. Dạy con cách quản lý cảm xúc

 

Cha mẹ thông thái không chịu trách nhiệm thay cho những cảm xúc của con. Thay vì an ủi khi con buồn bã, động viên khi con cái thất vòn, họ hướng dẫn trẻ những công cụ cần thiết để điều chỉnh cảm xúc.

Họ chủ động hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng đối phó phù hợp với các trạng thái cảm xúc. Với một số trẻ việc tô màu sẽ có ích khi buồn bã, nhưng một số đứa trẻ khác lại thấy khá hơn khi nghe nhạc.

3. Hãy cho phép con được mắc sai lầm

Mặc dù không dễ chịu gì khi nhìn thấy một đứa trẻ lộn xộn, mắc lỗi, nhưng cha me thông minh sẽ không phàn nàn mà biến những lỗi lầm thành cơ hội học tập cho trẻ. Sai lầm và những hậu quả có thể là những "giáo viên tuyệt vời".

Đừng bao che hay bỏ qua khi trẻ quên làm bài tập cho đến phút chót, hay bày bừa ra nhà, thay vào đó hay giúp chúng hiểu và biết cách xử lý mọi chuyện tốt hơn trong tương lai.

4. Cùng con giải quyết vấn đề

Cho dù trẻ quên việc bạn dặn hay chúng đang vật lộn với điểm số ở trường, cha mẹ thông minh sẽ cùng con giải quyết vấn đề. Thay vì trách mắng con vì không đạt được mục tiêu ban đầu, cha mẹ thông thái sẽ cùng con tìm ra vấn đề và lên kế hoạch để làm tốt hơn trong tương lai.

5. Hướng dẫn con cách vượt qua những hoàn cảnh khó chịu

Thay vì vỗ về, chở che, cha mẹ hãy học cách thực hiện 5 điều này để trẻ trở thành người mạnh mẽ, độc lập: Thương con đến mấy cũng nhất định phải cứng rắn - Ảnh 3.

Cha mẹ thông minh cho con có cơ hội thực hành các kỹ năng bằng cách đặt chúng vào các tình huống không thoải mái. Điều đó không có nghĩa là họ đưa con vào hoàn cảnh khắc nghiệt chỉ để khiến trẻ thấy khó chịu, mà tạo điều kiện để con có cơ hội trải nghiệm những khó khăn, cảm xúc buồn chán, đôi khi là thất vọng trong thực tế.

Thay vì giúp con cảm thấy "không sợ hãi", cha mẹ nên khuyến khích con "dũng cảm", nhận thức được tình hướng và tìm ra cách vượt qua. Như vậy, trẻ mới dần học được cách tự tin và khả năng chịu đựng và vượt qua trong những tình huống khó khăn.

Nguồn: Gia đình Việt Nam