Dòng sự kiện:

Thế giới ngầm về tình dục trẻ em trong lòng nước Mỹ

15:02 12/08/2015
Một thống kê gây "sốc", có khoảng 100.000 trẻ em bị buôn bán tình dục mỗi năm ngay trong “lòng” nước Mỹ.

[mecloud]x4C25auk9t[/mecloud]

Theo thống kê của Trung tâm Quốc gia về Trẻ em của Mỹ vừa công bố, có khoảng 100.000 trẻ em bị buôn bán tình dục mỗi năm ngay trong “lòng” nước Mỹ. Con số báo động này là tâm điểm của hàng loạt các nghiên cứu và các chiến dịch chống lại nạn buôn người mang tên “Những đứa trẻ hàng hoá”.

Một báo cáo của Tổ chức Kiểm soát ma túy và tội phạm (UNODC) thuộc Liên Hợp Quốc cho biết, mỗi năm có từ 2 đến 4 triệu phụ nữ, thanh niên và trẻ em bị buôn bán qua biên giới các nước để làm thuê và lao động trong ngành kinh doanh tình dục, trong đó bé gái chiếm 17%.

Những trẻ em tại "thành phố tội lỗi" Atlanta, Mỹ sớm bị trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục và buôn bán người.

Những đứa trẻ này bị bắt cóc, hoặc dụ dỗ bởi những kẻ buôn người. Thông thường, chúng sử dụng miếng mồi ngon dụ dỗ cho các em đi học hoặc tìm việc làm. Một số trẻ thậm chí bị gia đình bán cho các tay buôn.

Sau khi sập bẫy đi theo, những trẻ em này thường xuyên bị cưỡng hiếp, đánh đập và tra tấn nếu bỏ trốn. Các em còn bị buộc đến làm việc trên những cung đường mại dâm hoặc trong những tụ điểm trá hình rải rác trong thành phố.
Những trẻ em mà bọn buôn người thường nhắm đến là ở tuổi 14 và kéo dài đến 25 tuổi, xuất thân từ mọi nhóm sắc tộc và đến từ cả nông thôn vị thành thị.

Có khoảng 100.000 trẻ em bị buôn bán tình dục mỗi năm - Theo công bố của Trung tâm Quốc gia về Trẻ em của Mỹ.

Nhiều người cho rằng, trẻ em bị mua, bán dâm tại Mỹ hầu hết là nạn nhân của các vụ buôn người từ nước ngoài như Mexico, Nam Mỹ,… Tuy nhiên, thực tế đa phần trong số đó lại mang quốc tịch Mỹ.

Nhiều người phụ nữ, nạn nhân của tình trạng lạm dụng tình dục , đã kể lại những câu chuyện rất đáng sợ và khủng khiếp. Họ bị bỏ đói, bị lạm dụng tình dục từ ngày còn bé. Chỉ có rất ít trường hợp được cảnh sát cứu thoát khỏi các ổ chứa, đưa về sống tại các trại trẻ, các trung tâm chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên, đó chỉ là một vài vết xước nho nhỏ trên bề mặt của thế giới ngầm đen tối.

Theo đài BBC, không ít phụ nữ bị “buôn” từ bờ Đông đến miền Trung Tây nước Mỹ sống trong cảnh ngược đãi, lạm dụng và bỏ rơi ngay từ khi còn rất trẻ. Đôi khi họ còn bị truy tố bởi những người lẽ ra phải bảo vệ họ.

Chỉ nhờ lòng tốt của số ít người, cộng với hoạt động hiệu quả của FBI và một số cơ quan thực thi pháp luật, cuộc sống của thiểu số nạn nhân bọn buôn người mới được cứu vớt.

Atlanta đã trở thành “điểm nóng” của nạn buôn bán tình dục trẻ em trong nhiều năm qua. Thậm chí ở thành phố này, khi nhắc đến tên một số con đường, người ta đã mặc nhiên rằng đó là những con đường mại dâm và du khách vẫn được nghe kể về cuộc sống của những “con bướm đêm” còn quá trẻ. Không rõ từ bao giờ, nói đến ngành công nghiệp tình dục ở Mỹ, thành phố Atlanta được nhắc đến như hình ảnh của “thành phố tội lỗi”.

Câu chuyện về những trẻ em là nạn nhân của bạo lực tình dục và buôn bán người ở Mỹ không khác nhiều so với những quốc gia khác như Ấn Độ, Campuchia, Nigeria. Những trẻ này bị bắt cóc, hoặc dụ dỗ bởi những kẻ buôn người. Thông thường, những kẻ buôn người đưa ra những miếng mồi ngon như cho đi học hoặc tìm việc làm để dụ các em và khi đã bị sập bẫy, những trẻ em này thường xuyên bị cưỡng hiếp, đánh đập và tra tấn nếu chạy trốn.

Thậm chí, các em bị buộc đến làm việc trên những cung đường mại dâm hoặc trong những tụ điểm trá hình.

Một phụ nữ cho biết, cô bị bán cho dì ruột khi mới 14 tuổi: “ Có một bà cô đưa cho mẹ tôi 900 USD, dì ấy nói muốn đưa tôi đi mua sắm. Nhưng cuối cùng tôi lại có mặt tại một tụ điểm bán ma túy. Tại đây, tôi bị hãm hiếp và bị ép nghiện”.

Một người phụ nữ khác bị đuổi khỏi nhà khi cô 17 tuổi, và suốt quãng thời gian sau đó, cô phải đi bán dâm để kiếm tiền để phục vụ thói nghiện ngập của mình.

Cô gái thứ ba bị bắt cóc bởi “người yêu” khi cô mới 14 tuổi. Đó là một người đàn ông mà cô nghĩ rằng cô đã yêu và đã đi theo anh ta. Phải đến 2 năm sau, cô mới trở về nhà.

Một phóng viên đặc biệt của Hãng tin CNN, đã từng có 20 năm hoạt động trong lĩnh vực trẻ em tên là Jane O. Hansen cho biết, những cô bé ở đây bị người đời ghẻ lạnh và bị gọi tên là "những gái điếm trẻ tuổi".

Hàng loạt nghiên cứu và các chiến dịch chống lại nạn buôn lậu người cũng được tổ chức tại đây mang tên "Những đứa trẻ hàng hóa".

Mai Nguyên (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

>> Video đang được quan tâm:

[mecloud]mZcLB91CyR[/mecloud]