Thêm trường hợp 3 trẻ nhỏ nguy kịch vì ngộ độc thịt cóc
Mặc dù đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc do ăn thịt cóc chế biến sai cách, thậm chí là tử vong nhưng hầu như nhiều người dân vẫn bất chấp đánh đổi tình mạng tính mạng để đưa thịt cóc vào mâm cơm gia đình.
Khang đang được điều trị tại bệnh viện 121. Ảnh Văn Vĩnh/ Công an Nhân dân
Theo thông tin từ báo Công an Nhân dân, chiều ngày 18/10 vừa qua, 3 anh em ruột là Lê Vĩ Khang (16 tuổi); Lê Diễm Kiều (10 tuổi) và Lê Tường Vy (8 tuổi, cùng ngụ phường Tân Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, có làm thịt cóc và ăn cùng với cơm.
Tuy nhiên, hơn 1 giờ đồng hồ sau, cả 3 em cùng có biểu hiện nôn ói nhiều lần, đau bụng, mệt lả người.
Vy và Kiều đang điều trị tại bệnh viện Nhi đồng. Ảnh Minh Anh/ Tri Thức Trực Tuyến
Sau khi thoa dầu, triệu chứng không thuyên giảm, gia đình đã đưa Khang đến Bệnh viện (BV) quân y 121, Kiều và Vy đến BV Nhi đồng Cần Thơ điều trị.
Các bác sĩ chẩn đoán, cả 3 bệnh nhân bị ngộ độc trứng cóc. Độc tố trong trứng cóc gây ngừng thở, rối loạn nhịp tim, liệt cơ. Tại đây, các bác sĩ đã súc rửa dạ dày, bơm than hoạt, truyền dịch thải độc, nâng huyết áp cho 3 bệnh nhân.
Qua điều trị, hiện nhịp tim của bệnh nhận đã bình thường, huyết áp ổn định.
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cũng cho rằng, thành phần gây độc của cóc là độc tố bufotoxine - một chất cực độc, bền với nhiệt - có trong gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai, còn gọi là nọc cóc hay nhựa cóc), mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn. Thịt, mỡ cóc không có độc nhưng nếu không cẩn thận trong khi chế biến vẫn có thể bị độc tố từ gan, mủ, da cóc dính vào thịt. Triệu chứng ngộ độc: 1 – 2 giờ sau khi ăn cóc, trẻ thường có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau và chướng bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, sốc, ảo giác, đau đầu, có thể hưng phấn, tổn thương gan, thận và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Chuyên gia khuyên rằng, chúng ta không nên sử dụng thịt cóc nếu chúng ta chưa tìm hiểu kĩ và chưa biết cách chế biến an toàn. |
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video được xem nhiều nhất: [mecloud]dxLxAhiYPW[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua