Dòng sự kiện:

Thêm vài giọt này, khổ qua không còn đắng lại giòn ngon hơn gấp bội

10:02 26/11/2020
Chỉ cần ghi nhớ mẹo nhỏ sau đây bạn có thể yên tâm thưởng thức khổ qua mà không cần e ngại vị đắng của nó.

Mướp đắng (khổ qua) là thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, vào kinh tâm, phế, vị; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lương huyết lợi niệu, thanh tâm khứ hỏa nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng.

Ngoài ra, mướp đắng còn có nhiều tác dụng như: Sáng mắt, mát tim, giải độc gan, nhuận tràng, ổn định đường huyết, chống sưng phù, tăng sức đề kháng,… Do đó mướp đắng rất tốt đối với những người mắc bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường, béo phì.

Vì tốt cho sức khỏe nên mướp đắng được nhiều người lựa chọn bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Mướp đắng có thể ăn sống với chà bông chấm mắm ruốc hoặc chế biến thành các món nộm, xào, hầm, nấu canh, hấp... đều rất ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng chịu được vị đắng đặc trưng của loại quả này. Dưới đây là mẹo nhỏ giúp bạn khử vị đắng của khổ qua chỉ từ nguyên liệu quen thuộc đó chính là mật ong. Cụ thể cách làm như sau:

Dân sinh - Thêm vài giọt này, khổ qua không còn đắng lại giòn ngon hơn gấp bội

-Mướp đắng mua về rửa sạch, bổ đôi, cạo sạch phần ruột. Bạn nhớ nạo hết phần cùi trắng bám sát trong lớp thịt quả vì phần trắng này là nguyên nhân gây ra vị đắng chủ yếu của khổ qua.

-Mướp đắng đem thái lát hoặc thái khúc tùy thích.

Dân sinh - Thêm vài giọt này, khổ qua không còn đắng lại giòn ngon hơn gấp bội (Hình 2).

-Ngâm mướp đắng trong chậu nước sạch có nhỏ thêm một vài giọt mật ong. Ít người biết mật ong rất có tác dụng trong việc loại bỏ vị đắng của khổ qua.

Dân sinh - Thêm vài giọt này, khổ qua không còn đắng lại giòn ngon hơn gấp bội (Hình 3).

-Đun nước với ít muối, ít giấm trắng và ít mật ong. Khi nước sôi thì cho khổ qua vào chần sơ trong 1 phút. Cách làm này vừa giúp giảm bớt vị đắng vừa giúp mướp sau khi chần có màu sắc xanh tươi hơn.

-Vớt mướp đắng vừa chần vào âu nước lạnh. Việc ngâm hoặc xả mướp đắng bằng nước lạnh là để làm nguội, tránh mướp bị úa vàng vì vẫn còn nóng sau khi chần. Lúc này bạn có thể thoải mái chế biến khổ qua với các nguyên liệu mình thích.

Ngoài ra chúng ta có thể giảm vị đắng của khổ qua bằng cách ướp lạnh (đem mướp đắng để lạnh ở mức -8 độ C hoặc cắt nhỏ rồi ngâm trong nước đá một thời gian). Một cách khác là ngâm với nước ép me: cắt mướp đắng thành miếng, cạo sạch ruột, rửa sạch và ngâm trong nước ép me khoảng 30 phút. Lưu ý cách này có thể làm cho mướp bị sũng nước.

Minh Hoa (t/h)

Link nguồn:

https://www.nguoiduatin.vn/them-vai-giot-nay-kho-qua-khong-con-dang-lai-gion-ngon-hon-gap-boi-a497718.html

Theo nguoiduatin.vn


TAG