Thí sinh tham dự thi quý 'Đường lên đỉnh Olympia' xứng đáng lên thẳng đại học
Nhà báo Nguyễn Như Mai - một thành viên Ban Cố vấn của chương trình Đường lên đỉnh Olympia cho hay.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội có chủ trương (Đường lên đỉnh Olympia) vào trường. Chủ trương này đang gây ra những ý kiến trái chiều trong dư luận.
Liên quan đến vấn đề này, PV báo Infonet đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Nguyễn Như Mai - một thành viên Ban Cố vấn của chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
- Thưa ông, được biết ông là nhà báo duy nhất làm thành viên Ban Cố vấn chương trình, vậy ông được mời làm cố vấn về lĩnh vực gì và từ bao giờ?
- Vâng đúng thế. Ban cố vấn của chương trình Đường lên đỉnh Olympia hầu hết là các giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân. Mỗi 'ông cố vấn' chịu trách nhiệm về từng môn học trong nhà trường, bảo đảm tính chuẩn xác đối với từng câu hỏi thuộc môn học đó.
Tôi vốn đã tham gia cố vấn cho chương trình Bảy sắc Cầu vồng của VTV khi còn phụ trách biên tập tờ Hoa Học Trò có sự am hiểu đối tượng này, có lẽ vì thế được mời làm cố vấn Đường lên đỉnh Olympia ngay từ năm đầu cho tới nay.
Trên bảng tên tôi có đề là 'Cố vấn HBC', nhiều người thắc mắc HBC là gì? Đó là lĩnh vực Hiểu Biết Chung, tức là những kiến thức thông thường, có thể không nằm trong chương trình học của nhà trường.
- Theo ông, nội dung Chương trình Đường lên đỉnh Olympia gắn với học đường như thế nào?
- Trên truyền hình hiện nay mở ra rất nhiều game show, lấy vui chơi giải trí là chính. Một số ít chương trình có lồng nội dung kiến thức như Ai là triệu phú, Đừng để tiền rơi, Một trăm triệu một phút… của VTV3, nhưng chủ yếu dành cho người lớn để thử sức và cũng để giải trí.
Riêng Đường lên đỉnh Olympia dành riêng cho học sinh trung học phổ thông, luôn bám sát chương trình học trong nhà trường.
Đây gần như là một cuộc 'khảo thí' trình độ của thí sinh về tất cả mọi môn học từ Toán, Lý, Hóa đến Văn, Sử, Địa. Ngoài ra còn phải hiểu biết về thời sự, xã hội nữa.
Như vậy, để tham gia chương trình, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức toàn diện. Hơn nữa còn rèn luyện cho các em tính nhanh nhạy và bản lĩnh thi đấu nữa. Cuộc thi được diễn ra một cách công khai, minh bạch, công bằng, không chỉ học sinh và các thầy cô theo dõi, mà tất cả người xem truyền hình đếu theo dõi. Bởi vậy Đường lên đỉnh Olympia trở thành một game show có tuổi dài nhất trên VTV.
- Thưa ông, nếu vậy các em giành giải có thể được tuyển thẳng vào đại học được không?
- Tôi nhớ năm trước tôi đã trả lời câu hỏi của quý báo về vấn đề tại sao hầu hết quán quân Đường lên đỉnh Olympia được đi du học sau khi tốt nghiệp không về nước phục vụ. Về lý do tôi không nhắc lại nữa.
Nhưng có một vấn đề từ lâu tôi rất băn khoăn. Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia rất công phu, cũng là một kênh 'sàng lọc' người giỏi, vậy tại sao lại để 'cung ứng' cho nước ngoài? Như thế có phải là 'cốc mò cò xơi' không!
Tôi rất mừng vì ít ra bây giờ có trường đại học dự định tuyển thẳng các em vào đại học.
- Vậy ông có quan điểm như thế nào về chủ trương này?
- Mỗi năm, Đường lên đỉnh Olympia diễn ra các cuộc thi tuần, thi tháng, thi quý và cuối cùng có 4 em vào chung kết. Bốn em vào chung kết nên 'trải thảm đỏ' để các em vào đại học kèm theo học bổng, như các em được hưởng, nếu đi du học.
Để lọt vào cuộc thi tháng, các em đã phải vượt qua ba cuộc thi tuần, tức là vượt qua 9 đấu thủ giỏi giang từ các trường. Như vậy theo tôi, với các em này nếu chưa tuyển thẳng vào đại học mà vẫn phải thi thì nên cộng điểm cho các em.
Còn lọt vào cuộc thi quý là những em đã trải qua hai vòng thi tuần và tháng rồi. Các em này đã chứng tỏ bản lĩnh thực của mình chứ không chỉ là may mắn nữa. Các em này hoàn toàn xứng đáng để được tuyển thẳng vào ngành học theo nguyện vọng của mình.
Mỗi năm cũng chỉ có 12 em vào vòng thi quý, nhưng đã có 4 em vào chung kết rồi, thì cũng chỉ còn 8 em thuộc diện này, đâu có gì nhiều!
- Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thí sinh “Đường lên đỉnh Olympia” vào thẳng đại học: Nên hay không?
- ĐH KTQD tuyển thẳng thí sinh dự thi Đường lên đỉnh Olympia?
- Chân dung 'cậu bé Google' Phan Đăng Nhật Minh 'náo loạn' Đường lên đỉnh Olympia
- Nhà vô địch đường lên đỉnh Olympia 2005 bị kiện ra tòa án Úc
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua