Thói quen buộc tóc cho con mẹ Việt nên tránh nếu không muốn con bị hói
Bà mẹ trẻ (dấu tên) ở Trung Quốc chia sẻ, mấy ngày trước khi tắm gội cho con chị phát hiện tóc bé rụng quá nhiều, da đầu có dấu hiệu tấy đỏ, trầy xước. Cho con tới bệnh viện kiểm tra, kết luận của bác sĩ khiến chị “chết lặng”.
Sau khi dùng kính lúp quan sát da đầu của bé, bác sĩ kết luận buộc tóc quá chặt khiến trẻ bị tổn thương. Rất may không ảnh hưởng nghiêm trọng nên bé được cho về nhà theo dõi thêm.
Cũng giống như người mẹ ở Trung Quốc, không ít bà mẹ khác thường có thói quen buộc tóc quá chặt cho con mà không hay biết tác hại nghiêm trọng. Bác sĩ cho biết, thói quen sai lầm này không những tổn thương da đầu, ảnh hưởng quá trình lưu thông máu mà còn giảm độ chắc khỏe của tóc.
Với trẻ nhỏ, cấu trúc da đầu còn non yếu nên chân tóc chưa đủ độ chắc khỏe nếu tổn thương dễ bị đứt gãy.
Chia sẻ trên báo điện tử Gia đình và xã hội TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương (Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Nhiều phụ huynh hay có thói quen buộc tóc cho con để giúp gọn gàng hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Việc làm này sẽ không gây hại nếu dây buộc không thít sâu vào tóc và làm căng các sợi tóc với da đầu. Ngược lại, nếu tóc bị buộc quá chặt trong một thời gian dài sẽ gây đau da đầu, giảm độ chắc khỏe của tóc và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bên trong da đầu.
Ảnh minh họa
BS Thanh Hương phân tích: “Khi buộc tóc quá chặt, tóc sẽ bị kéo căng, cảm giác đầu tiên là gây đau nhức cho đứa trẻ. Hơn nữa, cấu trúc da đầu của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, các chân tóc chưa đủ độ chắc khỏe nên rất dễ bị đứt trong quá trình buộc và tháo dây chun ra khỏi tóc trẻ. Ngoài ra, việc buộc tóc “căng như dây đàn” sẽ khiến máu ở vùng bên trong da đầu lưu thông không đều làm trẻ bị đau đầu. Thậm chí với nhiều trẻ sức khỏe yếu, sẽ dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt...”.
BS Thanh Hương cho biết thêm, nhiều phụ huynh “vô tư” để con đi ngủ trong tình trạng vẫn buộc tóc bằng dây chun nịt trên đầu. Đây là thói quen gây hại, cần phải loại bỏ. BS Thanh Hương giải thích: “Lúc ngủ là thời gian toàn cơ thể cần được thư giãn và nghỉ ngơi. Do vậy, buộc tóc khi ngủ sẽ khiến phần thân và chân tóc chịu nhiều áp lực kéo dẫn đến đau da đầu và làm sợi tóc yếu dần. Nếu duy trì việc buộc tóc khi ngủ có thể sẽ gây nên các phản xạ kích thích làm trẻ ngủ không ngon và đôi khi gây nên tình trạng bị giật mình ở trẻ”.
BS Thanh Hương tư vấn: “Để không gây hại cho mái tóc và sức khỏe của trẻ, tốt nhất các bậc phụ huynh không nên buộc tóc quá chặt và quá lâu cho bé. Nên có một khoảng thời gian cho tóc “nghỉ ngơi” để cân bằng lại tuần hoàn máu. Ví dụ, lúc bé ngủ trưa, mẹ có thể tranh thủ tháo tóc, để thả tự nhiên cho bé. Chiều đi học lại buộc gọn lên nhưng buộc lỏng tay để không gây đau cho trẻ. Ngoài ra, mẹ nên sử dụng dây buộc tóc lót bông thay vì dây làm bằng chất liệu cao su hoặc làm bằng nhựa có hại. Dây buộc tóc lót bông sẽ không gây tổn thương cho tóc của trẻ”.
Những lưu ý khi buộc tóc cho bé gái:
- Dùng lược mềm và có răng thưa chải đầu cho bé, dùng lực nhẹ nhàng để nang tóc không bị kéo căng.
- Không buộc tóc quá chặt.
- Đổi kiểu hoặc chia tóc cho bé theo các ngôi khác nhau để tránh tác động lực lên một chỗ.
Cẩn trọng với chất độc từ các sợi chun màu sắc sặc sỡ Nhiều bà mẹ hay dùng những loại chun nịt nhỏ, nhiều màu để buộc tóc cho con. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, các loại dây này thường được làm từ cao su. Ở điều kiện bình thường, cao su rất dễ gây dị ứng, nhất là với những người có cơ địa nhạy cảm. Các biểu hiện thường gặp khi bị dị ứng với những chiếc vòng này thường là nổi mề đay, mẩn đỏ, rát, khó thở, ngứa da, nặng hơn có thể viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, thậm chí còn có thể bị sốc phản vệ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng. Bên cạnh đó, theo TS Trần Quang Tùng (Viện Kỹ thuật hóa học, ĐH Bách Khoa Hà Nội), để tạo nên những màu sắc trên sản phẩm, người ta thường sử dụng các ion kim loại, nhất là các ion kim loại nặng. Chất này nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ dẫn đến khả năng mắc các bệnh ung thư cho người sử dụng. Vì vậy, trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm độc nếu vô tình ngậm vào những loại dây nịt nhiều màu sắc trên. |
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹ 9X chia sẻ 6 thói quen phụ huynh nên bỏ để nuôi dạy con tốt hơn
- 4 thói quen giúp bé ngủ ngon tròn giấc, hạn chế bệnh vặt
- 5 thói quen hàng ngày giúp làm đẹp làn da giữa mùa hè nóng nực
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua