Thu nhập 21 triệu/tháng, vợ chồng trẻ vẫn tiêu hết sạch và không dám sinh con thứ 2
Đó chính là bài toán chi tiêu nhà chị Nguyễn Thị Hoa, 27 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội. Hiện tại, vợ chồng chị Hoa chỉ có con nhỏ 3 tuổi và không phải thuê nhà. Tuy nhiên, không tháng nào nhà chị Hoa lại không chi tiêu hết khoản tiền lương của vợ chồng mỗi tháng dù chị đã khá tằn tiện mua sắm.
Chị Hoa làm kế toán một công ty truyền thông. Bởi thế lương tháng của chị là 10 triệu đồng. Còn chồng chị là nhân viên kỹ thuật của 1 công ty nên lương tháng được 11 triệu đồng. Vì cả 2 vợ chồng chỉ có lương cứng, không có khoản thu nhập nào khác nên mỗi tháng trung bình chị có tổng thu 21 triệu.
“Dù có 21 triệu đồng mỗi tháng, lại đã có nhà riêng nhưng chi tiêu của vợ chồng mình mỗi tháng cũng mất khoảng 20-21 triệu đồng. Vợ chồng kết hôn đã 4 năm nay nhưng chưa để ra được số tiền phòng thân nào. Cứ tháng nào hết tháng đó”, chị Hoa than thở.
Không tháng nào nhà chị Hoa lại không chi tiêu hết khoản tiền lương của vợ chồng mỗi tháng dù chị đã khá tằn tiện mua sắm. Ảnh minh họa.
Theo người phụ nữ này, do không để ra được tiền, nên hiện tại dù con đã 3 tuổi nhưng chị vẫn không dám sinh thêm con thứ 2.
“Chắc phải tầm 5-7 năm nữa trả xong nợ, xem thu nhập của vợ chồng có khá hơn không mình mới dám sinh thêm con thứ 2. Giờ nhà có thêm con nhỏ, mình sợ không có tiền để nuôi con. Khi ấy vợ chồng lại nheo nhóc, khổ sở”, chị Hoa thú nhận.
Sau đây là các khoản chi tiêu nhà chị Hoa:
- Tiền mua nhà chung cư trả góp: 7 triệu đồng
Cách đây 3 năm, vợ chồng chị Hoa đã quyết định mua căn hộ chung cư 90m2 tại Cầu Giấy. Số tiền vợ chồng chị mua ban đầu chỉ có một nửa non. Vì thế, chị phải vay mượn ngân hàng và mua trả góp. Từ khi mua căn hộ đó, mỗi tháng chị phải trả ngân hàng cả gốc lẫn lãi là 7 triệu đồng.
“Mỗi tháng vợ chồng phải trả số tiền 7 triệu cũng rất sốt ruột nhưng dù sao cũng có nhà để ở còn hơn là phải đi thuê nhà mà cũng mất 2-3 triệu tiền thuê trọ mỗi tháng. Vợ chồng cứ động viên nhau tằn tiện chi tiêu để trả nợ tiền nhà vài năm cho xong đi”, bà mẹ 1 con nói.
Ngoài tiền nhà cố định 1 tháng hết 7 triệu đồng, chị Hoa còn chi tiêu các khoản sau mỗi tháng.
- Tiền học cho con: 1,2 triệu đồng
Vì không có nhiều tiền nên chị Hoa cho con học trường công lập. Do đó chi phí cũng rẻ hơn. Mỗi tháng tiền học của con hết khoảng 1,2 triệu đồng/tháng.
- Tiền sữa bột, sữa tươi cho con: 1,2 triệu đồng
Vì muốn con phát triển tối ưu nhất nên hiện nay, vợ chồng chị vẫn cho con uống sữa bột và sữa tươi. Tổng tiền mua sữa không tháng nào dưới 1,2 triệu đồng.
- Tiền điện nước, internet, cáp, điều hòa: 1 triệu đồng
Tuy ở nhà không phải thuê trọ nhưng tháng nào, tiền điện nước, internet, cáp, điều hòa nhà chị Hoa cũng phải hết chừng đó.
- Tiền xăng xe: 1 triệu
Vì vợ chồng chị đều đi làm cách xa nơi làm việc khoảng 15 km nên tiền xăng xe hết khoảng 500 ngàn đồng/người. Vì thế, tiền xăng xe 2 chiếc của 2 vợ chồng mỗi tháng cũng tốn kém 1 khoản.
- Tiền điện thoại: 500 ngàn đồng
Do vợ chồng chị hay gọi về nhà hỏi han bố mẹ 2 bên và các anh chị ở quê nên tiền điện thoại mỗi tháng của vợ chồng hết khoảng 250 ngàn đồng/người.
- Tiền ga, xà phòng, muối, mắm, mì chính: 500 ngàn đồng
- Tiền chồng ăn trưa ở ngoài: 600 ngàn đồng
Do công ty của chồng chị Hoa không có suất ăn trưa tại công ty nên mỗi tháng chồng chị ăn trưa hết khoảng 600 ngàn đồng.
- Tiền ăn cả nhà: 6 triệu đồng
Mỗi ngày chị Hoa chi tiêu riêng cho tiền ăn là 200 ngàn đồng. Có ngày chị không dùng hết số tiền trên nhưng sẽ bù vào ngày cuối tuần.
Theo chị Hoa: “Nhà mình không phải quá coi trọng ăn uống nhưng mình muốn ăn uống thì phải thoải mái, đủ chất dinh dưỡng. Nhà phải có món này món kia và ăn xong thì phải có hoa quả hay sữa chua tráng miệng”.
Vì tiền mà kế hoạch sinh con thứ 2 của chị vẫn quá xa vời dù trong lòng rất muốn sinh thêm. Ảnh minh họa.
Tổng chi tiêu: 19.000.000 đồng
“Số tiền chi tiêu trên mình còn chưa kể tiền đình đám, ốm đau hàng tháng. Khoản tiền này một tháng cũng hết ít nhất 1-2 triệu nữa. Nói chung, tháng nào hầu như hết tiền tháng đó. Thậm chí vợ chồng mình cũng chẳng dám tụ tập bạn bè. Nếu tháng nào còn thừa 1-2 triệu, mình lại gửi về quê biếu bà nội. Vì bà nội ở quê cũng già rồi, ông đã mất nên thi thoảng mình biếu thêm”.
Với người phụ nữ này, thật sự chị cũng rất muốn tiết kiệm hơn mà không giảm được khoản chi phí nào dù gia đình chỉ có 3 người. Cũng bởi thế mà kế hoạch sinh con thứ 2 của chị vẫn quá xa vời dù trong lòng rất muốn sinh thêm.
"Mình cũng muốn sinh thêm con thứ 2 luôn không để lâu đỡ ngại. Song lại chẳng thể sinh lúc này được vì bây giờ thêm 1 thành viên nữa, thật sự vợ chồng không biết lấy tiền đâu mà tiêu", chị Hoa nói.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 4 nghề từ thực tế đến mạng ảo tưởng ‘vớ vẩn’ nhưng cho thu nhập cao ngất/tháng
- Nhóc tì 9 tuổi thu nhập hơn 300 triệu mỗi năm nhờ tự chế nến thơm
- 8 chiêu tiết kiệm ít nhất được 1 nửa thu nhập mỗi tháng
- Có ít tiền không đủ mua đất, nên đầu tư vàng hay gửi tiết kiệm để hưởng lợi cao hơn?
- Đi siêu thị thấy "tiền tiêu nhanh như bị mất cắp", kiểm tra ngay có phạm phải 4 sai lầm này
- 5 mẹo quản lý chi tiêu giúp bạn luôn tự chủ về tài chính cả trong lúc khó khăn
- Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 19/7: Đồng USD giữ đà tăng giá
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua