Thứ trưởng bộ GD-ĐT: Phương án tuyển sinh vừa rồi đã giảm thiểu áp lực cho thí sinh
Thí sinh xếp hàng dài chờ rút hồ sơ
- Theo quan sát của ông, đến thời điểm này công tác xét tuyển đại học còn có vấn đề gì cần xem xét?
- Tất cả những gì đã diễn ra trong đợt xét tuyển đầu tiên đều nằm trong dự kiến của Bộ GD-ĐT. Khi chúng ta làm phương án xét tuyển ĐH, CĐ thì chúng ta đã bàn thảo rất kỹ các phương án đưa ra, lấy ý kiến rất rộng rãi và chọn phương án hợp lý nhất để áp dụng.
Tất nhiên có nhiều phương án khác nhau nhưng phương án hợp lý chúng ta vừa áp dụng đã giúp cho nhà trường giảm thiểu lượng thí sinh "ảo", giúp thí sinh thuận tiện trong việc thay đổi nguyện vọng chọn trường... Những thí sinh đạt kết quả cao thì có nhiều phương án lựa chọn trường và ngành học mà các em yêu thích. Những em có điểm thấp hơn cũng có nhiều cơ hội chọn trường và ngành học mà các em mong muốn dựa trên thông báo, thống kê của các trường trong suốt quà trình xét tuyển vừa qua.
Những thí sinh chẳng may chọn trường không phù hợp với kết quả mình đạt được, các em cũng có cơ hội đăng ký xét tuyển lại. Tất cả những điều đó cũng giúp cho các trường tuyển được thí sinh phù hợp nhất với các ngành nghề đào tạo tại trường và thí sinh cũng có nhiều cơ hội lựa chọn trường học và tránh những rủi ro không đáng có.
Việc rút - nộp hồ sơ khiến thí sinh và phụ huynh vô cùng căng thẳng
- Mục đích lớn nhất của việc cải tiến tuyển sinh đại học là giảm thiểu sự căng thẳng cho thí sinh và gia đình nhưng xét tình hình thực tế, hiệu quả xem ra không được như mong đợi?
- Tôi cho rằng, việc cải tiến này rõ ràng đã giúp thí sinh giảm nhẹ áp lực và cũng đỡ tốn kém hơn. Thay vì chúng ta tổ chức 4 đợt thi với sự dịch chuyển của hàng triệu thí sinh thì bây giờ chúng ta chỉ có một đợt thi duy nhất là kỳ thi THPT quốc gia, sử dụng kết quả đó để xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Trong quá trình xét tuyển đợt 1, Bộ đã cho phép thí sinh nào có thể rút hồ sơ nộp vào trường khác nếu tự thấy khả năng trúng tuyển thấp. Bộ cũng đã mở các kênh của các Sở để giúp các em dễ dàng thay đổi nguyện vọng xét tuyển. Các em chỉ việc đến Sở nộp đơn xin chuyển nguyện vọng, và các Sở sẽ thao tác trên phần mềm và chuyển các thông tin đến trường đại học có liên quan. Như vậy không có việc rút hồ sơ hay chuyển hồ sơ gì cả, mà tất cả thông tin đều thao tác trên phần mềm rất thuận tiện và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Tuy nhiên, có nhiều thí sinh do lo lắng muốn đến tận trường rút hồ sơ để thấy rõ ràng là mình nhận được phiếu xác nhận để yên tâm, thì chúng tôi cũng rất chia sẻ sự lo lắng của các em và phụ huynh. Tuy nhiên, Bộ cũng khuyên các em nên sử dụng kênh thông tin của các Sở để đảm bảo an toàn và thuận tiện nhất.
SÔNG THAO
Nguồn: Người đưa tin
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua