Thực hư phương pháp lăn kim giúp cải thiện sẹo mụn
Độc giả Anh Nguyễn cho biết, anh năm nay 25 tuổi, da anh hơi sạm, có mụn, sẹo, lỗ chân lông to. Dù anh đã dùng qua một số thuốc thoa lẫn uống, nhưng tình trạng da vẫn không cải thiện nhiều so với trước.
Khi Anh Nguyễn tình cờ gặp một số bạn bè có làn da tương tự nay mịn màng, tươi tắn hơn, anh đã tò mò và nghe bạn tư vấn. Tuy nhiên, sau khi lắng nghe về nhà bình tâm cảm thấy rất khó tin tưởng, anh đoán chắc bạn bè còn nhờ nhiều cách khác hỗ trợ giúp da đẹp hơn nhưng không tiết lộ.
Trong một lần tình cờ đi cùng người bạn thân đến bệnh viện thẩm mỹ, anh quyết định thử nghiệm để chứng thực suy đoán của anh và lời bạn nói có đúng hay không.
Làn da của Anh Nguyễn trước và sau khi thực hiện lăn kim.
Anh Nguyễn nói: "Khi tôi chưa trải nghiệm cảm thấy rất lo sợ. Tôi không biết kết quả có khả quan không, bởi tôi đi làm đẹp nhưng xui rủi xấu hơn ban đầu là không dám ra đường gặp ai. Sau khi lăn kim, tôi nhận ra mình trao nhan sắc cho bác sĩ có chuyên môn, trung tâm, bệnh viện uy tín, kết quả mang lại rất viên mãn.
Bây giờ, tôi cảm thấy tự tin hơn với làn da bởi láng mịn, lỗ chân lông không còn to như trước. Những sẹo mụn, sẹo rổ trên mặt sau quá trình lăn kim đã cải thiện rất nhiều".
Nam độc giả cho biết thêm: "Tôi có lời khuyên dành cho các bạn khi muốn chọn lăn kim để đẹp hơn là mọi sự đầu tư đều phải lựa chọn khôn ngoan để không rơi vào tình huống tiền mất tật mang".
Kinh nghiệm "bỏ túi" từ Anh Nguyễn dành cho bạn đọc:
- Lăn kim không phải là phép màu giúp bạn hô biến làn da rổ, sẹo thành mịn màng. Đây là phương pháp dành cho các bạn có sẹo mụn, da bị lão hóa, nếp nhăn. Lỗ chân lông to, rạn da, tăng sắc tố sau viêm, rụng tóc.
- Bạn không nên lăn kim khi là phụ nữ mang thai, cho con bú, đang đợt cấp mụn, rối loạn cảm quan, đang điều trị thuốc gần đây, đang nhiễm khuẩn hoặc vi rút.
- Khi thực hiện lăn kim phải làm sạch, sát trùng bề mặt da kỹ càng trước khi trị liệu. Không dùng chung kim lăn để tránh nhiễm khuẩn và bệnh truyền nhiễm. Bạn cần được bác sĩ da liễu, kỹ thuật viên có trình độ hoặc máy móc hiện đại tại bệnh viện, spa chuyên nghiệp.
- Sau khi lăn kim, da cần tránh ánh sáng 1-3 giờ, hạn chế tiếp xúc với nắng và các loại mỹ phẩm trong tối thiểu 3-5 ngày.
- Không lạm dụng lăn kim tần suất cao. Khoảng cách giữa các lần trị liệu phải trong khoảng 6 – 8 tuần để tế bào kịp phục hồi.
- Rất hiều bạn sau khi lăn kim xong nghĩ để vậy là được, không cần làm gì. Nhưng điều đó thật sự sai lầm. Nếu không biết chăm sóc da sau lăn kim, bạn sẽ rũ bỏ hết mọi công sức, cố gắng trước đó đấy.
Không dùng chung lăn kim tránh bệnh truyền nhiễm.
- Sau khi lăn kim bạn chỉ nên rửa vùng da điều trị nhẹ nhàng với nước lạnh, sau đó để mặt tụ khô hoặc thấm nhẹ bằng khăn sạch. Không nên dùng bất cứ loại mỹ phẩm nào trong khoảng 3 ngày đầu, chỉ cần dưỡng ẩm và xịt khoáng thương xuyên cho da.
- Với người lăn kim vào buổi sáng đến tối có thể rửa mặt như trên. Với người lăn kim vào buổi chiều và buổi tối, đến sáng hôm sau mới nên rửa mặt như trên.
- Bạn cần giữ gìn vệ sinh da mặt và tránh cho da tiếp xúc quá nhiều với bụi bẩn để tránh tình trạng viêm nhiễm. Việc bạn vệ sinh mặt hàng ngày là điều cực kỳ quan trọng trong toàn bộ quá trình chăm sóc da sau mụn.
- Bạn nên cố gắng rửa mặt một ngày 2-3 lần. Lý tưởng nhất là rửa mặt ngày 2 lần vào mỗi sáng thức dậy và mỗi tối đi ngủ. Tuyệt đối không dùng khăn lau bẩn lên vùng da đang điều trị. Hạn chế đi ra ngoài môi trường có nhiều bụi, khi ra ngoài phải bịt khẩu trang y tế để bụi không thể tiếp xúc với vết thương.
Anh Nguyễn với làn da trắng sáng và tự tin hơn ngày trước.
- Sau lăn kim da sẽ là tế bào non nên nếu đi ra ngoài phải che chắn bảo vệ bằng nón, mũ, khẩu trang…cẩn thận. Ban ngày luôn dùng kem chống nắng dù ở trong mát. Không để hơi nóng (bếp lửa, đèn cao áp, ánh nắng mặt trời…) chiếu trực tiếp vào vùng lăn kim.
Sau khi lăn kim, bạn cần quan tâm đến việc chống nắng thật kỹ cho da dù ở trong mát.
- Không chạm tay nhiều lần lên mặt khi vết thương lên da non, vùng đang hình thành sẹo rất ngứa và vô cùng khó chịu. Nhiều bạn có thói quen sờ tay lên vùng sẹo. Điều này thật không nên vì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị sẹo, dễ làm sẹo sâu và lâu lành hơn. Ngoài ra tay bạn thường không được vệ sinh kỹ, do đó lúc này vi khuẩn dễ xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
- Bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể, ăn nhiều rau và bổ sung vitamin từ trái cây để da có điều kiện hồi phục tốt nhất. Do lăn kim da mặt sẽ dễ bị mất nước nên cần uống nhiều nước (2-3 lít/ngày) và không cần kiêng ăn bất kỳ loại thực phẩm nào.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Đánh bay mụn tại nhà với 8 nguyên liệu dễ kiếm
- Mẹo hay đánh bay mụn nhọt, mẩn ngứa trong ngày hè
- Giúp bạn giảm cháy nắng, mụn nước mùa hè nhờ các sản phẩm có sẵn
- 4 mẹo sử dụng mỹ phẩm để tránh tình trạng mụn dai dẳng
- Mặt nạ từ bia loại bỏ mụn khiến da sáng đẹp
- Công thức dễ làm từ mướp đắng giúp trắng da, trị mụn và mờ nám
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua