Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi: Có 3 nhóm cần trì hoãn, 1 nhóm chống chỉ định, cha mẹ chú ý
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, 2 loại vắc xin được tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là Pfizer và Moderna.
Hiện nay, Bộ Y tế đã đồng ý đưa 2 loại vắc xin ngừa Covid-19 vào tiêm phòng cho trẻ nhỏ, gồm: vắc xin Pfizer (cho trẻ từ 5-11 tuổi) và vắc xin Moderna (cho nhóm từ 6-11 tuổi).
Theo VietNamNet đưa tin, tại Hội nghị tập huấn tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi do Bộ Y tế tổ chức chiều 31/3, TS. BS. Lê Kiến Ngãi (Bệnh viện Nhi Trung ương) đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về trường hợp trẻ cần thận trọng khi tiêm, trường hợp cần trì hoãn và trường hợp chống chỉ định. Cụ thể:
Nhóm trẻ chống chỉ định
Là nhóm có tiền sự phản vệ với vắc xin Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin. TS Ngãi cho biết: "Cần nghiên cứu kỹ các thành phần của vắc xin để nếu phát hiện trẻ có tiền sử phản vệ với bất cứ thành phần nào thì phải xếp vào nhóm chống chỉ định tiêm".
Nhóm trẻ cần trì hoàn tiêm chủng
Là các trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển hoặc các vấn đề khác phải trì hoãn. Chuyên gia cho biết, trẻ có bệnh mạn tính hoặc bệnh cấp tính tiến triển như đang sốt, đang nhiễm trùng; đang trong dợt điều trị bệnh mạn tính như hóa trị... thì cần hoãn cho tới khi kết thúc tình trạng bệnh cấp tính/mạn tính hoặc kết thúc đợt điều trị bệnh mạn tính.

Ảnh minh họa
TS Ngãi lấy ví dụ: Trường hợp trẻ mắc Covid-19 không có triệu chứng, các biểu hiện lâm sàng hoàn toàn bình thường trong khi đó tình hình lây nhiễm trong cộng đồng đang diễn ra ở mức độ cao, phức tạp thì kể cả trẻ chưa khỏi đủ 3 tháng cũng có thể xem xét, cân nhắc việc tiêm sớm hơn.
Bên cạnh đó, thời gian gần đây có nhiều trẻ mắc hội chứng viêm đa cơ quan MIS-C sau khi mắc Covid-19. Đây là tình trạng các bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc cơ quan tiêu hóa.
Về trường hợp này, Hội đồng tư vấn khuyến cáo trẻ có tình trạng viêm đa cơ quan hậu Covid-19 cần được thăm khám và theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh để chắc chắn không còn biểu hiện lâm sàng; các bộ phận đều phục hồi hoàn toàn rồi mới tiêm vắc xin.
Trường hợp trẻ gặp hội chứng MIS-C đã hồi phục nhưng vẫn còn biểu hiện ở các cơ quan (chẳng hạn như vẫn có tình trạng liên quan tới tim), cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên để thăm dò, xét nghiệm đầy đủ. Sau đó, nếu quyết định tiêm phòng cho trẻ thì việc này cần được tiến hành tại bệnh viện để dảm bảo an toàn.
Nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng
Là nhóm trẻ có tiền sử dị ứng với bất cứ dị nguyên nào; trẻ bị rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý....
Những đối tượng phải khám, sàng lọc, tiêm tại bệnh viện từ tuyến huyện trở lên
Trẻ từng mắc hội chứng MIS-C, trẻ mắc bệnh bẩm sinh mạn tính, trẻ khám sàng lọc thấy tim phổi bất thường hoặc khai thác thấy trẻ có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào (thức ăn, thuốc...).
Trẻ ăn cá thông minh hơn, mách mẹ 5 loại cá tăng chỉ số IQ và chiều cao tốt nhất
6 thực phẩm chăm sóc đôi mắt của trẻ, mẹ nhớ cho con ăn thường xuyên
Bé trai 6 tuổi mãi chẳng cao thêm, BS chỉ ra 4 loại thực phẩm độc hơn cả túi nilon
Chuyên gia chỉ cách dùng men vi sinh hỗ trợ điều trị virus Rota: 1 thời điểm vàng nên uống
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua