Tiêm vắc xin Covid-19 xong đừng dại xoa bóp cánh tay, đây mới là việc bạn cần làm
Sau khi tiêm, bạn có thể gặp tình trạng đau nhức tại chỗ tiêm nhưng tốt nhất không nên xoa bóp khu vực đó.
Đau nhức tại chỗ tiêm là hiện tượng phổ biến
Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ con người trước dịch bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo, dù tiêm loại vắc xin nào, bạn cũng nên tuân thủ hướng dẫn để giảm tác dụng phụ, tối đa hóa khả năng sản sinh miễn dịch. Trước và sau khi tiêm không nên quá căng thẳng, tránh sử dụng nhiều thuốc giảm đau. Ngoài ra, không nên xoa bóp chỗ tiêm, tránh tạo áp lực lên khu vực này.
Sau khi tiêm vắc xin, chỗ tiêm thường bị đau nhức, cứng cơ. Đây là phản ứng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều ngày, gây khó khăn khi cử động tay.

Ngoài đau nhức, một số người còn có thể bị mẩn đỏ, kích ứng và sưng tấy gần vết tiêm.
Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên chà xát, véo hoặc xoa bóp chỗ tiêm vì việc này có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Hành động này có vẻ giúp làm dịu cơn đau khi tiêm nhưng nó sẽ làm tổn thương viêm thêm nghiêm trọng. Xoa bóp tại chỗ tiêm có thể khiến cho thuốc không ngấm hoặc dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn, gia tăng viêm nhiễm, đau mỏi.
Đây là lời khuyên được áp dụng cho tất cả các loại vắc xin tiêm bắp.

Nên xoa bóp trước tiêm
Trước khi tiêm, các nhân viên y tế hay xoa bóp nhẹ nhàng khu vực cần tiếp. Việc này giúp làm mềm, thư giãn các cơ ở cẳng tay nhờ đó làm vắc xin đi vào cơ thể hiệu quả hơn.
Cách giảm đau sau khi tiêm vắc xin
Sau khi tiêm vắc xin, nếu thấy đau quá mức và bị cứng khớp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để khắc phục như chườm ấm, chườm đá, vận động nhẹ nhàng cho cánh tay được tiêm. Những hoạt động này giúp giảm đau nhanh hơn.
Thuốc giảm đau cũng là một giải pháp hữu hiệu nhưng không nên lạm dụng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trẻ có 3 hành động này thường khiến cha mẹ nổi cáu, chuyên gia nói: Trẻ thông minh mới như vậy
F0 lo sợ hậu Côvy phổi trắng xoá, virus nằm sâu trong phổi nên ‘nhao nhao’ đi khám: Chuyên gia đưa ra khẳng định
Con là F0: Chuyên gia dinh dưỡng chỉ 2 món phải bổ sung, 1 thứ cần tránh nhưng cha mẹ nào cũng tưởng tốt
Chuyên gia chia sẻ cách nhận biết rau mồng tơi an toàn: Chỉ cần nhìn vào 1 điểm
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua