Tiến sĩ luật Nhật Bản: Việc gia đình Nhật Linh thu thập chữ ký là chính đáng và hợp pháp
Những ngày qua, gia đình bé gái người Việt Nam, Lê Thị Nhật Linh đã thu thập chữ ký nhằm kêu gọi giới chức Nhật Bản xét xử nghiêm minh nghi phạm Shibuya Yasumasa, đối tượng bị cáo buộc có hành vi bắt cóc, dâm ô và sát hại bé gái 9 tuổi này.
Ông Fushihara Hirota - Tiến sỹ luật, chuyên gia pháp lý - cho biết, theo pháp luật Nhật Bản, việc chứng minh có tội hay không chỉ được xác định theo chứng cứ định tội danh nên việc xin chữ ký không ảnh hưởng đến sự xem xét chứng cứ, chứng minh về việc bị cáo có tội hay không.
Nhưng khi tòa án xem xét mức hình phạt, tòa án sẽ xem xét nhiều yếu tố một cách tổng hợp. Mức độ, tính chất phải chịu trách nhiệm hình sự của một tội danh, hành vi nào đó có thể được tác động bởi nhiều yếu tố tại thời điểm xét xử, trong đó có ý thức, cảm xúc của xã hội đối với hành vi tội phạm đó.
Cho đến nay, tại Nhật Bản, nhiều gia đình nạn nhân của tội giết người cũng đã tổ chức kêu gọi người dân ký tên ủng hộ mong muốn của gia đình. Xã hội Nhật Bản coi đây là một việc làm chính đáng và hợp pháp. Còn việc thu thập chữ ký có tác động như thế nào cho bản án sẽ phụ thuộc những yếu tố tổng hợp khác.
“Tuy chữ ký của người dân Nhật Bản là quan trọng, nhưng không có lý do nào để loại trừ các chữ ký của các bạn Việt Nam. Đó là việc làm chính đáng của gia đình bé Linh.Việc mọi người ký tên ủng hộ cũng sẽ là nguồn động viện, chỉa sẻ cho bố mẹ bé Linh”, ông Fushihara Hirota nói.
Liên quan đến việc nghi phạm Shibuya Yasumasa vẫn tiếp tục chối bỏ mọi tội lỗi và giữ quyền im lặng, Tiến sỹ luật Fushihara Hirota cho biết, theo nguyên tắc tôn trọng quyền giữ im lặng, tòa án không được lấy việc bị cáo im lặng làm cơ sở để buộc tội, hoặc làm cơ sở để tăng trách nhiệm hình sự của bị cáo. Nhưng tòa án vẫn có thể đưa ra tuyên án có tội cho bị cáo, nếu như có đầy đủ chứng cứ để chứng minh bị cáo có tội mà không để lại sự nghi ngờ nào cho việc đó.
Chúng ta nên hiểu rằng, hiện nay tòa án đang tổ chức các cuộc họp có sự tham gia của bị cáo (luật sư bào chữa cho bị cáo) và Viện Kiểm sát để trao đổi về những vấn đề liên quan đến những chứng cứ đang có. Qua đó, tòa án thu xếp những vấn đề pháp lý nào, những vấn đề của chứng cứ nào cần được làm rõ thêm trong phiên tòa công khai sẽ diễn ra. Khi tòa án thấy có đủ chuẩn bị để mở phiên tòa công khai, tòa án sẽ thông báo về thời điểm phiên tòa công khai được mở.
Theo Lao động
- Vụ gia đình bé Nhật Linh xin chữ ký: "Phán quyết của tòa án không căn cứ vào số lượng chữ ký"
- Mẹ bé Nhật Linh: 'Con trai tôi cứ hỏi sao chị đi học mãi chưa về'
- Kiện tướng Lương Nhật Linh: 'Bé 3 tuổi có thể học được cờ vua đều được coi là thần đồng'
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua